quyền im lặng

Quyền “im lặng không phải là thừa nhận mình có tội”

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) ra đời với rất nhiều quy định mới mang tính tích cực đến việc tôn trọng, bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền im lặng

Quy định về quyền im lặng

Quyền này lần đầu tiên được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ trên cơ sở phán quyết của Tòa án Tối cao năm 1966 về vụ án của Ernesto Miranda. (Quy tắc Miranda). Nội dung của quyền im lặng gắn liền với quyền tự do và an toàn cá nhân của người bị buộc tội và được xác định trong Công ước của Liên Hợp quốc năm 1966 về quyền dân sự và chính trị.

Theo BLTTHS 2015, khái niệm về “Quyền im lặng” không được nhắc đến, nhưng trong các quy định của Bộ luật, đặc biệt tại điểm d, khoản 1, Điều 58 – Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt; điểm d, khoản 2, Điều 59 – Người bị tạm giữ; điểm d, khoản 2, Điều 60 – Bị can; điểm h, khoản 2, Điều 61- Bị cáo, đều có các điều khoản quy định rõ: “quyền im lặng không phải là thừa nhận mình có tội” – và đây thực ra chính là nội dung chính và là nội hàm quan trọng nhất trong “quyền im lặng”.

Xét về bản chất, có thể hiểu quyền im lặng không hẳn là quyền không nói gì mà bản chất là quyền không buộc phải khai báo những điều bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận mình có tội. Quyền im lặng có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với quyền bào chữa, bổ sung cho nhau để bảo đảm cho tố tụng hình sự được tiến hành đúng đắn, khách quan, tránh làm oan người vô tội. Quyền nhờ người khác bào chữa là một phần cụ thể của quyền im lặng và quyền im lặng là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, hạn chế được oan sai trong TTHS.

Như vậy, trong trường hợp nói trên, cần hiểu quyền im lặng đó là quyền không trả lời những câu hỏi của Công an, Tòa án, khai báo về những vấn đề bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận tội. Trên thực tế cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng luôn mong đợi sự hợp tác của người bị buộc tội, nhưng nếu không nhận được sự hợp tác tích cực của người bị buộc tội thì cũng không thể coi đó là tình tiết tăng nặng được. Bộ luật Hình sự hiện hành cũng không coi người bị buộc tội không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những vấn đề bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận tội hay “ngoan cố, không khai báo thành khẩn” là tình tiết tăng nặng.

luật tố tụng hình sự

Quyền im lặng không phải là thừa nhận mình có tội

>>> Xem thêm: Dịch vụ thuê luật sư tranh tụng tại tòa – Bảo vệ quyền lợi

Quyền im lặng dành cho mọi công dân và để bảo vệ người vô tội

Rõ ràng việc “quyền im lặng không phải là thừa nhận mình có tội” là vấn đề nhạy cảm nhưng trước hết nó dành cho mọi công dân và để bảo vệ người vô tội. Đôi lúc người dân gặp tình thế bị nghi là có tội và cơ quan tố tụng ép người dân phải nhận tội, nếu không nhận tội thì người dân phải khai báo, phải làm nhiều thứ, có thể phải bộc lộ cả bí mật đời tư để chứng minh là mình vô tội.

Hiện nay, dư luận cũng như ý kiến của đại diện các cơ quan điều tra, xét xử tỏ vẻ không đồng tình với “quyền im lặng”, đặc biệt nhấn mạnh trường hợp những người thực sự có tội cũng được hưởng quyền này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Nhưng quyền này lại có tác dụng chống oan sai. Có những trường hợp một người thực sự không phạm tội nhưng cơ quan điều tra cứ nghĩ có tội, dẫn đến dùng nhục hình để ép nhận tội. Do đó khi nghi can sử dụng quyền này thì cơ quan điều tra phải đi chứng minh họ phạm tội bằng chứng cứ chứ không thể chỉ bằng lời cung hoặc mớm cung, bức cung, dùng nhục hình. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc nếu cơ quan điều tra muốn buộc tội một người thì phải đi tìm chứng cứ chứng minh. Mà khi cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã có đủ chứng cứ chứng minh một người phạm tội thì tòa có quyền kết tội cho dù người đó không nhận.

Chúng ta biết rằng cơ quan điều tra phải điều tra xem một nghi phạm có tội hay không. Nhưng việc điều tra phải được tiến hành trên tinh thần suy đoán vô tội chứ không phải là “chắc chắn là người đó có tội, giờ phải làm sao cho người đó nhận tội”. Mọi người đều được suy đoán vô tội. Ai muốn kết tội người khác thì phải đi tìm chứng cứ chứng minh. Còn người bị tình nghi phạm tội không có nghĩa vụ phải chứng minh mình không có tội mà mặc nhiên được coi là vô tội.

Ngoài ra, các quy định về Quyền im lặng, nhấn mạnh vai trò của luật sư, quyền phải có người bào chữa ngay từ khi bị bắt, không khai báo nếu không được sự tư vấn đầy đủ của người bào chữa.

Trên đây là một số điều về quyền im lặngcông ty luật TGS chia sẻ tới bạn đọc để nắm rõ hơn về luật.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!