quyền lợi của con khi bố mẹ ly hôn

Quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn

Tình trạng ly hôn hiện nay diễn ra rất nhiều bởi nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên kéo theo sự chia tay của một cặp vợ chồng thì vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là những đứa con chung của họ sau ly hôn sẽ giải quyết như thế nào, làm sao để con ít tổn thương nhất và không bị ảnh hưởng đến tâm lý phát triển sau này của con. Vì thế mà việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn là điều cần thiết.

Việc bảo vệ quyền lợi cho con sau khi cha mẹ ly hôn được thể hiện thông qua các nội dung mà  Công ty Luật TNHH TGS sẽ nêu cụ thể dưới đây:

Việc giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục ?

Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Khi ly hôn, một trong những vấn đề quan trọng đó là việc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau này, có ý nghĩa quyết định đến cuộc sống, tương lai của con. Người trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ là người sống cùng con, chăm sóc, quan tâm, lo lắng cho con là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới sự phát triển nhân cách, thể chất, trí tuệ của con. Theo đó, hai bên cha và mẹ sẽ thỏa thuận về việc ai là người đứng ra nhận nuôi con bởi chỉ có chính họ mới hiểu rõ về nhau, hiểu được rằng ai là người có đủ điều kiện có thể chăm sóc con; trường hợp không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định trên tinh thần nguyện vọng, mong muốn của con (nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên) và xem xét khách quan người phù hợp về mọi mặt để chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ.

Riêng với trường hợp con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ trực tiếp nuôi dưỡng vì ở độ tuổi này con cái cần sự chăm sóc của người mẹ hơn, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện hoặc có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Trường hợp người mẹ bị hạn chế quyền đối với con được quy định tại Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi đã ly hôn

Sau khi ly hôn, quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chấm dứt, nhưng quan hệ giữa cha mẹ với con cái vẫn còn. Cả hai đều phải cùng có trách nhiệm với con dù cho con đang sống với ai đi chăng nữa. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi đã ly hôn được quy định như sau:

– Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi dưỡng con được quy định như sau:

+ Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con (Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014);

+ Nghĩa vụ và quyền giáo dục con (Điều 72 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014);

+ Quyền đại diện cho con (Điều 73 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014);

+ Quyền quản lý, định đoạt tài sản riêng của con (Điều 76, 77 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014);

+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra (Điều 74 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

– Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi;

+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con;

+ Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, nếu cha hoặc mẹ lợi dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho con cũng như người không trực tiếp nuôi dưỡng con được thực hiện trách nhiệm của mình thì pháp luật vẫn có những điều luật quy định vấn đề này.

Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Như đã phân tích, việc giao con cho ai nuôi dưỡng phải dựa trên nguyên tắc vì quyền lợi mọi mặt của con. Khi quyền lợi của con không được đảm bảo thì vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con được đặt ra nếu các bên có yêu cầu.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Những nghĩa vụ và quyền của cha mẹ sau khi thay đổi người trực tiếp nuôi con vẫn không thay đổi, mà chỉ đổi vị trí vai trò của các bên đối với việc nuôi dưỡng, giáo dục con. Tòa án sẽ quyết định và xác định lại quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng bên cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Bởi điều kiện kinh tế của hai bố mẹ có thể khác nhau, nên khi thay đổi người nuôi dưỡng trực tiếp cũng đồng nghĩa với việc thay đổi mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng sao cho phù hợp với điều kiện của mỗi bên.

Sau khi thay đổi người trực tiếp nuôi con, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Việc trực tiếp nuôi con có thể tiếp tục được thay đổi nếu nhận thấy không phù hợp.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!