Quyền tác giả
Quyền tác giả là gì ? Quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm

Quyền tác giả là gì ? Quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Vậy quyền tác giả là gì và pháp luật quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm như thế nào ?

Quyền tác giả là gì ?

Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm,… do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuần là sự sao chép từ nguồn đã biết – là một loại tài sản đặc biệt của con người.

Pháp luật cũng cho phép và khuyến khích tác giả, chủ sở hữu đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm của mình để đảm bảo quyền lợi.

Quyền tác giả bao gồm những quyền gì ?

Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân (chi tiết quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ) và quyền tài sản (Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ), cụ thể như sau:

Quyền nhân thân

Quyền nhân thân chỉ thuộc về riêng cá nhân tác giả, không thể chuyển giao cho bất kì ai dưới bất kì hình thức nào và được phát sinh từ khi tác phẩm đó ra đời.

Tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền nhân thân gồm những quyền sau:

– Quyền đặt tên tác phẩm;

– Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

– Quyền được nêu tên thật, bút danh khi công bố, sử dụng tác phẩm;

– Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình;

– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm;

– Có quyền không cho phép cá nhân hay tổ chức khác cắt xén, sửa chữa hay xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ 1 hình thức nào làm ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của tác giả sở hữu.

* Lưu ý: Nếu người khác muốn sử dụng các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì cần phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu.

Quyền tài sản theo Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ

Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền tài sản bao gồm các quyền sau:

– Quyền làm tác phẩm tái sinh;

– Quyền sao chép tác phẩm;

– Quyền biểu diễn trước công chúng;

– Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm;

– Quyền truyền đạt tác phẩm;

– Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh và chương trình máy tính.

Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, sân khấu

Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, sân khấu như sau:

“1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận.

Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thỏa thuận với những người quy định tại khoản 1 Điều này.”

Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ quy đinh về quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu như sau:

“1. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

2. Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.”

Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chi tiết về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, cụ thể:

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:

a) Truyện, thơ, câu đố;

b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc;

c) Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;

d) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.

2. Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

Điều 24. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này do Chính phủ quy định cụ thể.”

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline: 024 6682 8986 để được Luật sư TGS tư vấn chi tiết.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!