Tác phẩm phái sinh là gì ? Điều kiện bảo hộ tác phẩm phái sinh
Nội dung bài viết
Sự sáng tạo trong nghệ thuật là yếu tố hết sức cần thiết, nó không chỉ là những điều hoàn toàn mới mẻ, mà bên cạnh đó còn là sự sáng tạo trên những nền tảng đã có từ trước. Tác phẩm phái sinh là một đối tượng như thế.
Vậy, tác phẩm phái sinh là gì ? điều kiện bảo hộ tác phẩm phái sinh quy định như thế nào ? Bài viết này Luật TGS sẽ nêu cụ thể các quy định liên quan.
Tác phẩm phái sinh là gì ?
Thế nào là tác phẩm phái sinh ? Theo Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Như vậy, khi khán giả thưởng thức tác phẩm phái sinh sẽ liên tưởng đến tác phẩm gốc bởi tác phẩm phái sinh thừa hưởng những nền tảng nhất định của tác phẩm gốc như nội dung, giai điệu,…
Một số tác phẩm phái sinh nổi tiếng như: Nhạc kịch Những Người Khốn Khổ được chuyển soạn từ tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo; album Classics In The Air của Paul Mauriat chơi lại các trích đoạn cổ điển nổi tiếng theo phong cách hòa tấu hiện đại…
Điều kiện bảo hộ tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh muốn được đăng ký bảo hộ quyền tác giả cần đáp ứng được các điều kiện sau:
Thứ nhất, không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm
Theo Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009:
“Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”.
⇒ Như vậy, để tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì phải đáp ứng điều kiện đầu tiên là không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Thứ hai, phải được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
Phải được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Theo Khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này”.
⇒ Như vậy, chỉ trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị thì không phải xin phép hay có sự đồng ý của tác giả. Còn lại mọi hành vi làm tác phẩm phái sinh đều phải có sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Thứ ba, phải mang dấu ấn riêng của tác giả tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh là một tác phẩm sáng tạo từ tác phẩm gốc nên để được bảo hộ một cách độc lập, phải thể hiện được sự sáng tạo mới mẻ mang dấu ấn tác giả của nó nhưng phải đảm bảo không xâm phạm tới quyền tài sản của tác giả tạo ra tác phẩm gốc và không trái với thuần phong mỹ tục. Từ đó, tác phẩm phái sinh mới có thể đem tới những giá trị tinh thần mới mẻ và được công chúng đón nhận.
* Lưu ý: Giống như tác phẩm gốc, quyền tác giả của tác phẩm phái sinh là quyền tự động, phát sinh ngay từ khi tạo ra tác phẩm, được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng ký.
Phân loại tác phẩm phái sinh
Theo quy định nêu trên thì tác phẩm phái sinh gồm các tác phẩm sau:
– Tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác: là tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dựa trên nội dung tác phẩm gốc.
– Tác phẩm phong tác: là tác phẩm mô phỏng theo nội dung của một tác phẩm đã định hình trước đó và làm cho tác phẩm có hình thức thể hiện khác, mang sắc thái hoàn toàn mới.
– Tác phẩm cải biên: là tác phẩm được tạo ra dựa trên tác phẩm gốc thành một tác phẩm mới, có sự thay đổi về hình thức biểu đạt.
– Tác phẩm chuyển thể: là tác phẩm được sáng tạo ra dựa trên tác phẩm gốc nhưng không được làm thay đổi nội dung.
– Tác phẩm biên soạn: là tác phẩm được tạo ra dựa trên việc tổng hợp thông tin, thu thập, chọn lọc từ nhiều tài liệu tham khảo sau đó tự viết thành một tác phẩm mới theo một tiêu chí nhất định và có sự trích dẫn nguồn thông tin tham khảo.
– Tác phẩm chú giải: là tác phẩm thể hiện quan điểm, lời bình, giải tích và làm rõ ý nghĩa nội dung cả tác phẩm gốc.
– Tác phẩm tuyển chọn: là tác phẩm được hình thành dựa trên sự tập hợp, chọn lọc các tác phẩm cùng loại đã có theo một tiêu chí nhất định bởi người biên soạn.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!