Tội cho vay nặng lãi

Tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật hình sự

Độc giả hỏi: Luật sư cho tôi hỏi, hàng xóm của tôi hiện đang cho vay nặng lãi với giá 5.000VNĐ/triệu/ngày. Liệu mức lãi này có quá cao và có phạm tội không và phạm tội gì ạ thưa Luật sư?

Luật sư tư vấn:

Việc vay mượn giữa các cá nhân với nhau theo quy định của Bộ luật dân sự đã hình thành quan hệ hợp đồng vay tài sản.

Tại Điều 463 BLDS 2015 quy định hợp đồng vay tài sản:

Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

…”

→ Như vậy, việc thỏa thuận mức lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/ngày tương đương với 180%/năm trước hết là vi phạm pháp luật dân sự về việc áp dụng lãi suất cho vay theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 nói trên. Khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 160% so với lãi suất đã quy định.

Tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật hình sự

Bên cạnh đó, Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017, quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

– Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với hành vi:

+ Cho vay với lãi xuất  gấp 5 lần trở lên mức lãi suất cao nhất được quy định trong Bộ luật dân sự 2015

+ Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã kết án về tội này

– Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với hành vi phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên

– Ngoài ra người phạm tội còn bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm

Theo quy định của điều luật trên thì việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

– Thứ nhất: Lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 05 lần trở lên.

→ Như vậy, mức lãi suất trên, hàng xóm của bạn đã cho vay đã cao gần gấp 9 lần so với quy định của pháp luật dân sự (mức tối đa là 20%/năm)

– Thứ hai: Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

→ Theo đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự của hàng xóm bạn về tội này cần một điều kiện nữa đó là đã xảy ra trong thực tế việc hàng xóm của bạn thu lợi bất chính số tiền từ 30 triệu đồng trở lên.

+ Trường hợp hàng xóm của bạn cho vay nặng lãi tuy nhiên vẫn chưa thu được khoản lợi bất chính trên thì cũng không là hành vi phạm tội. (Số tiền thu lợi bất chính này được hiểu là thu nhập trực tiếp từ việc cho vay lãi và là số tiền thu đươc từ phần trăm lãi suất vượt quá mức tối đa theo quy định của pháp luật dân sự (20%/năm))

+ Trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì việc thu lợi bất chính trên thực tế đã xảy ra chưa không còn là điều kiện bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

⇒ Như vậy, việc hàng xóm của bạn cho vay với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày đã đủ điều kiện thứ nhất của tội trên, nếu có chứng cứ chứng minh điều kiện thứ hai nêu trên thì hàng xóm của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đồi, bổ sung năm 2017) về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!