So sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản BLHS 2015

So sánh Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với Tội cưỡng đoạt tài sản

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định

Điều 172. Bộ luật Hình Sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về “Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản”.

Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về “Tội cưỡng đoạt tài sản”.

So sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản BLHS 2015

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định

Luật sư TGS phân tích sự giống và khác nhau giữa Điều 172 và Điều 170 BLHS 2015

Giống nhau

– Về Chủ thể của hai tội này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Lỗi ở hai tội này đều là lỗi cố ý trực tiếp.

Khác nhau

  • Về khách thể:

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân của người quản lý tài sản. Đối tượng của tội phạm này là chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản và tài sản.

Khác với tội cưỡng đoạt tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra, nó còn tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng của tội phạm này là tài sản.

  • Mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản: Người phạm tội có hai loại hành vi là: đe dọa “sẽ” dùng vũ lực (không “tức khắc” như tội cướp tài sản) hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Những hành vi đó chưa đến mức khiến chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản bị tê liệt ý chí kháng cự. Tức là, người bị hại có thể không giao nộp tài sản nếu không muốn (có thể đi báo cơ quan Nhà nước, tìm cách khác…mà không cần giao tài sản ngay). Tuy nhiên, do lo sợ đến sự an nguy của mình, người thân mình nên đã nộp tài sản.

Cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

So sánh tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản BLHS 2015

>>> Xem thêm: Luật sư hình sự tại Hà Nội

Mặt khách quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không sử dụng vũ lực mà chỉ lợi dụng tình trạng người quản lý tài sản không có khả năng ngăn cản để công khai chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội không cần tẩu thoát vì lợi dụng sự vướng bận của người quản lý, không thể đuổi bắt kịp. Sự vướng mắc của nạn nhân có thể do chủ quan hoặc khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn mà không có biện pháp nào ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nếu có thì không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai, … Tuy nhiên, những sự vướng mắc này phải là do khách quan hoặc do người khác gây ra chứ không phải do người phạm tội gây ra.

Tội phạm hoàn thành khi kẻ phạm tội lấy được tài sản khỏi nơi cất giữ, không kể sau đó có giữ được hay không.

  • Mặt chủ quan:

Mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản: Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu không có mục đích này thì không cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Mục đích này có thể hình thành trước hoặc trong khi có hành vi đe dọa “sẽ” dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác.

Mặt chủ quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích này chỉ có thể xuất hiện trước khi hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản diễn ra

Trên đây là so sánh sự giống nhau và khác nhau của hãng Luật TGS về 2 tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với cưỡng đoạt tài sản. Quý vị muốn biết thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ tới tổng đài luật sư để tư vấn miễn phí 1900.8698

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!