Tội vu khống

Tội vu khống bị xử phạt nhạt như thế nào

Kính gửi Luật sư!

Tôi là Quách Kiện Sanh, sinh năm 1978, là giáo viên, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin phép được hỏi như sau: Trường tôi có giáo viên là đoàn viên công đoàn nhưng lại đăng tin nói xấu, vu khống, bôi nhọ danh dự của các cá nhân và tổ chức công đoàn nhà trường và kêu gọi chia sẻ trên facebook, tôi đã chụp lại các bài đăng trên Facebook có liên quan và tổ chức cuộc họp Ban Chấp hành cùng các Tổ trưởng Công đoàn của nhà trường và mời giáo viên này dự họp và được người này thừa nhận là đã đăng tải như thế nhưng vẫn cho là mình đúng (có biên bản ghi nhận và tất cả cùng ký tên). Vậy tôi hoặc đại diện Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường khởi kiện người này được hay không và kiện ở đâu, thủ tục thế nào,…? Cô giáo này có thể đối mặt với tội danh gì hay không? Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!

Tội vu khống

Luật sư TGS trả lời

Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…”

Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Người nào tung tin bôi nhọ, vu khống xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một tổ chức, cá nhân cụ thể thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu người tung tin đồn phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại đồng thời còn có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức. Do đó công đoàn nhà trường có thể làm đơn khởi kiện đối với cô giáo có những hành vi tung tin vu khống, ảnh hưởng đến uy tín của công đoàn trường. Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện là nơi cư trú của bị đơn.

Về xử phạt hành chính, việc tung những thông tin bôi nhọ, vu khống đã vi phạm vào hành vi bị cấm tại điểm d, Khoản 1 Điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng: “Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.

Theo quy định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện như sau: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, bồi thường dân sự, những hành vi bôi nhọ, vu khống lãnh đạo và những người khác trên mạng một cách nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự về tội Vu khống.

Điều 156 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định

Tội vu khống

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
  2. a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  3. b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều không có thật nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của người khác, hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo trước cơ quan có thẩm quyền.

tội vu khống bị sử phạt như thế nào

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tại Thái Nguyên

Mặt khách quan của tội vu khống có các dấu hiệu sau

Về hành vi, có một trong các hành vi sau đây

+ Có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như qua phương tiện thông tin đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động…

+ Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác. Bịa đặt là tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có đối với người khác. Trong thực tế xét xử thì thấy người phạm tội thường bịa chuyện liên quan đến việc vi phạm đạo đức, vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật …như: không tham ô thì bảo là tham ô, không quan hệ bất chính lại tố cáo là quan hệ bất chính, không nhận hối lộ lại tố cáo là nhận hối lộ, người đã tốt nghiệp đại học, đã bảo vệ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nhưng lại tố cáo họ là bằng giả…

+ Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.

 Về hậu quả

Trong trường hợp các hành vi nêu trên không có mục đích nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì hậu quả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể của tội vu khống là danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của con người

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ tới tổng đài luật sư để được tư vấn trực tiếp 1900.8698. Trân trọng cảm ơn!

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!