Trách nhiệm pháp lý trong vụ ô tô lao xuống sông Mã khiến 3 người tử vong tại Thanh Hóa
Vụ việc 3 người thiệt mạng trong chiếc xe ô tô lao xuống sông Mã (Thanh Hóa) rạng sáng ngày 11/10 khiến nhiều người đau xót. Các nạn nhân dùng xe ô tô chở bạn từ đám giỗ ở huyện Như Xuân về huyện Ngọc Lặc, không may gặp nạn ở khu vực đường cụt.
Để làm rõ hơn về trách nhiệm pháp lý của vụ việc này, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó trưởng phòng tranh tụng – Hãng Luật TGS, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã đưa ra những ý kiến đánh giá, phân tích.
Cá nhân/cơ quan nào phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với việc xe ô tô lao xuống sông Mã?
Đây là một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến nhiều người thiệt mạng nên cần truy cứu trách nhiệm của các cơ quan chức năng cũng như cá nhân liên quan dẫn đến vụ tại nạn trên.
Trước hết có thể thấy, đoạn đường xảy ra tai nạn là đoạn đường cụt, do đó việc đặt các biển cảnh báo là điều bắt buộc. Khi tháo dỡ cầu phao, đơn vị quản lý cầu đường có trách nhiệm đặt các chỉ dẫn cảnh báo có nguy hiểm, đặt rào chắn đồng thời báo cho các cơ quan chức năng biết để tổ chức lại hệ thống báo hiệu giao thông cho người tham gia giao thông biết.
Theo quy định tại Điều 37 Luật giao thông đường bộ 2008, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Nếu đơn vị quản lý đã có thông báo về việc tháo dỡ cầu phao, cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ đặt biển báo giao thông phải nhanh chóng đặt biển báo cấm, biển báo nguy hiểm như: đường cụt, đường cấm theo đúng quy chuẩn được quy định tại Chương 2 Thông tư 54/2019/TT-BGTVT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Trường hợp các cơ quan này không đặt biển báo hoặc đặt không đúng quy chuẩn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trong trường hợp chính quyền địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức giao thông đã cắm biển hiệu, cảnh báo, có giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông nhưng người điều khiển phương tiện giao thông đã thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ dẫn đến tai nạn giao thông và người đó thiệt mạng thì lúc đó, trách nhiệm thuộc về cá nhân đó chứ không phải bất kì cơ quan đơn vị nào.
Đối với trách nhiệm hình sự của cá nhân lái xe khi sử dụng rượu bia gây hậu quả chết người trong trường hợp này sẽ không bị truy cứu vì người gây tai nạn đã tử vong. Tuy nhiên nếu người này có để lại di sản thì những người thân của nạn nhân có thể yêu cầu người hưởng di sản thừa kế của người gây tai nạn bồi thường dân sự trong phạm vi được hưởng thừa kế. Cụ thể, Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Đồng thời, Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng còn thiếu; chi phí cho việc bảo quản di sản; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động thì những người hưởng thừa kế của người gây tai nạn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân (trong đó bao gồm cả khoản tiền cấp dưỡng cho con của nạn nhân) trong phạm vi di sản do người đó để lại.
Đối với từng trường hợp: Đã có cảnh báo, chưa có cảnh báo và cảnh báo đường cụt không rõ ràng, không có rào chắn thì cá nhân/cơ quan đó sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó trưởng phòng tranh tụng – Hãng Luật TGS, Đoàn luật sư TP Hà Nội
Trong trường hợp chính quyền địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức giao thông đã cắm biển hiệu, cảnh báo, có giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông nhưng người điều khiển phương tiện giao thông đã thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ dẫn đến tai nạn giao thông và người đó đã thiệt mạng thì trách nhiệm pháp lý của cơ quan chức năng mới không được đặt ra.
Đối với trường hợp chưa có cảnh báo và cảnh báo đường cụt không rõ ràng, không có rào chắn thì các cơ quan chức năng có liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thậm chí nếu hậu quả nghiêm trọng, có thể xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự của các cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nêu trên.
Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS đăng tải trên Báo Luật sư Việt Nam (Cơ quan Ngôn luận của Liên đoàn Luật sư Việt Nam): https://lsvn.vn/trach-nhiem-phap-ly-trong-vu-o-to-lao-xuong-song-ma-khien-3-nguoi-tu-vong-tai-thanh-hoa.html
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!