Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty

Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty tại Tập đoàn cà phê Trung Nguyên

Ngày 20/9, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TPHCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ kiện “ Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Tập đoàn cà phê Trung Nguyên). Theo hồ sơ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo khởi kiện chồng là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, yêu cầu hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của mình, vì cho rằng quyết định này đã được ông Vũ ban hành trái quy định pháp luật. Bà Thảo cũng yêu cầu ông Vũ chấm dứt hành vi ngăn chặn việc bà thực hiện các quyền và trách nhiệm điều hành công ty với tư cách thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc thường trực…

Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty tại Tập đoàn cà phê Trung Nguyên

Theo bản án của Tòa, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo, tuyên hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của bà Thảo mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ ký ban hành ngày 13/4/2015, khôi phục các chức danh cho bà Thảo. Với tư cách là cổ đông sở hữu 10% vốn điều lệ của Công ty Trung Nguyên, thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban điều hành, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có các quyền để tham gia điều hành, quản lý công ty. Buộc ông Vũ không được ngăn cấm, cản trở bà Thảo tham gia điều hành, quản lý công ty. Trong thông tin được phát đi sáng 23/9, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lên tiếng về việc bà bị Tổng giám đốc Trung Nguyên bãi nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực. Bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng Giám đốc Truyền thông Trung Nguyên đã tự ký ban hành quyết định bãi nhiệm bà, công khai những khoản chi hàng chục tỷ đồng.

Đây là vụ kiện tranh chấp thành viên công ty. Việc bị đơn tiếp tục tuyên bố bãi chức của nguyên đơn khi án vừa có hiệu lực pháp luật là hành vi chủ quan của bị đơn. Tuyên bố thách thức bản án đã có hiệu lực pháp luật không chấp hành bản án lại là một dấu hiệu tội phạm được quy định trong Luật hình sự 2015.

Về thủ tục thi hành án: Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực người được thi hành án có đơn yêu cầu thì Cơ quan Thi hành án (THA) ra quyết định thi hành theo nội dung quyết định của Toà án.

Việc không chấp hành một quyết định hay bản án có hiệu lực của tòa án mà nghĩa vụ, đối tượng và bên phải thi hành án rõ ràng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng trong câu chuyện này người ta không phải không thi hành mà lặp lại 1 hành vi dân sự tương tự không thuộc hành vi bị cấm theo Bộ luật Hình sự.

Bị đơn vẫn chấp hành quyết định đó nhưng lại thực hiện một quyết định mới. Có quy định pháp luật nào cấm bị đơn thực hiện thêm một hành vi hay giao dịch dân sự giống hệt một hành vi hay giao dịch mà đã từng bị coi là trái luật theo một bản án hay quyết định đã có hiệu lực của tòa án hay không? Quyết định bãi nhiệm mới được ban hành tức đã gián tiếp thừa nhận rằng đã chấp hành bản án, trả lại vị trí quản lý cho nguyên đơn, nhưng sau đó lại lập tức bãi nhiệm vị trí điều hành đó, nhằm ngăn cản sự quản lý của người đó đối với công ty. Tuy nhiên, quyết định mới này lại có nội dung tương tự nội dung mà quyết định trước đó đã bị Tòa phúc thẩm tuyên là vô hiệu, không đúng chủ thể ban hành, vậy có thể suy đoán là nội dung của quyết định bãi nhiệm mới này có khả năng tiếp tục bị tuyên vô hiệu. Nhưng trong quyết định bãi nhiệm mới này nếu đúng về chủ thể có quyền hạn ban hành quyết định bãi nhiệm, theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ công ty, thì lại có hiệu lực. Chứ không thể ghép vào hành vi chống đối, cản trở và không chấp hành án. Theo quy định tại điều 23.2 điều lệ công ty Trung Nguyên, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm quyền thuộc về hội đồng quản trị, đối với chức danh cán bộ quản lý quan trọng của công ty. Theo điểm đ, khoản 3, điều 157 luật Doanh nghiệp 2014 và điều 23.4 điều lệ công ty Trung Nguyên, Tổng giám đốc được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị. Trong khi bà Thảo được xác định là cán bộ quản lý quan trọng và việc bổ nhiệm bà Thảo năm 2005 là do ông Vũ ký với tư cách là Chủ tịch hội đồng quản trị. Do đó, có thể xác định quyết định ngày 21/9/2018 của Tổng giám đốc công ty Trung Nguyên, tức ông Vũ, về việc “bãi nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc thường trực của công ty đối với bà Lê Hoàng Diệp Thảo” là trái với của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty”.

Chỉ hình sự khi có những hành vi ví dụ như chống lại việc cưỡng chế thì hành án chứ không phải không thi hành bản án đó thì là hình sự hoá trách nhiệm vì cơ quan thi hành án còn có biện pháp cưỡng chế thi hành án trong quá trình tiến hành các thủ tục thi hành án. Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định:

“Điều 118. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định:

1. Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

2. Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên xử lý như sau:

a) Trường hợp công việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thay thì Chấp hành viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực hiện do người phải thi hành án chịu;

b) Trường hợp công việc đó phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Điều 119. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định

Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu họ khôi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người đó vẫn không chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.”

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.8698 để được Luật sư giải đáp chi tiết

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!