di sản thừa kế

Tình huống pháp lý: Tranh chấp phân chia di sản thừa kế

Câu hỏi :

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi một vấn đề về liên quan đến việc tranh chấp phân chia di sản thừa kế như sau:

Ông A mất năm 2014 không để lại di chúc. Di sản mà ông A để lại là QSDĐ và QSH nhà ở cho  những đồng thừa kế Bà B (là vợ ông A), các con ông A lần lượt là C, D, E,G H, K ,F. Từ năm 2015 đến năm 2017 di sản được quản lí bởi F và bà B. Đến tháng 8 năm 2017, F đã có đơn khởi kiện ra tòa yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Đến tháng 4 năm 2018, bà B chết và không để lại di chúc, sau đó F đã rút đơn khởi kiện.

Tuy nhiên, khoảng từ tháng 5/2018 bằng cách nào đó F đã có biên bản hòa giải của tòa án để làm GCNQSDD và từ tháng 07 đến nay F đang trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho F. Nay D, E không đồng ý với việc làm đó của F thì gửi đơn gì đến tòa. Gửi văn bản gì đến UBND huyện, Chi nhánh VPĐKĐĐ để họ ko cấp GCN QSDĐ cho F. Mong nhận được tư vấn, hỗ trợ của các anh chị Luật sư. Em xin cảm ơn.

Tình huống pháp lý: Tranh chấp phân chia di sản thừa kế

 

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo như những gì bạn cung cấp ở trên thì việc ông A chết không để lại di chúc sẽ đồng nghĩa với việc tất cả những di sản thừa kế do ông A để lại sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại  Khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 “ Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp…Không có di chúc…” .

Theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người được hưởng thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất là “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết ”. Như vậy, tương ứng với Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật được hưởng di sản do ông A để lại sẽ là: B (vợ), C, D, E, G, H, K, F.

Đồng thời cũng theo Khoản 2 Điều 651 BLDS 2015 thì “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”, điều này có nghĩa là sau khi ông A chết thì B, C, D, E, G, H, K, F vì thuộc cùng một hàng thừa kế cho nên sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Đến tháng  7 năm 2018 thì F có khả năng đã có biên bản hòa giải của tòa án với những người được hưởng thừa kế còn lại và đang trong quá trình tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mảnh đất mà A đã để lại .

Theo Điều 656 BLDS 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:

“1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

Như vậy, F chỉ có thể tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất mà A để lại khi và chỉ khi có sự đồng ý của những người thừa kế còn lại. Tức là theo quy định tại Điều 656 thì những người được hưởng thừa kế của ông A phải tiến hành họp mặt và thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế đồng thời lập thành biên bản ghi lại nội dung sự thỏa thuận đó.

Tuy nhiên, theo như những gì bạn trình bày thì F chỉ đang giữ 1 văn bản nào đó của tòa án và lấy đó làm cơ sở để tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì bạn không nói rõ đó là văn bản gì thêm vào đó là việc D,E muốn khởi kiện hành vì nói trên của F cho nên chúng tôi sẽ mặc định coi đó không phải là văn bản thỏa thuận của những người thừa kế và như vậy F không có cơ sở để tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  đối với mảnh đất mà ông A đã để lại thừa kế.

Trong trường hợp này, bạn có thể nộp đơn khởi kiện ra tòa án yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Đồng thời gửi đơn đề nghị tới Văn phòng đăng kí đất đai để họ dừng tiến hành hành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho F do mảnh đất này đang có tranh chấp.

>>Tham khảo: thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!