Trả lời Đài truyền hình Hà Nội về trợ giúp pháp lý cho các đối tượng yếu thế
Trả lời Đài truyền hình Hà Nội về trợ giúp pháp lý cho các đối tượng yếu thế

Trả lời Đài truyền hình Hà Nội về trợ giúp pháp lý cho các đối tượng yếu thế

Đài truyền hình Hà Nội đã có buổi phỏng vấn Luật sư Nguyễn Thế Hùng – Đại diện Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) về vấn đề Trợ giúp pháp lý cho các đối tượng yếu thế. Trương trình được phát sóng vào ngày 09/02/2019 vừa qua trên kênh H1 của Đài truyền hình Hà Nội tại chuyên mục Hỏi – Đáp pháp luật.

Tại buổi phỏng vấn Phóng viên Đài truyền hình Hà Nội đã đưa ra một số câu hỏi cho Luật sư Nguyễn Thế Hùng. Cụ thể:

Câu hỏi 1: Thưa luật sư, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới công tác trợ giúp pháp lý miễn phí tới các đối tượng yếu thế trong xã hội như: đồng bào dân tộc thiểu vùng cao, người mù, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em…Điều này đã được quy định cụ thể trong Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Là Luật sư đã tham gia nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí tới nhiều đối tượng. Vậy Luật sư đánh giá như thế nào về vai trò và sự cần thiết của Luật sư trong công tác trợ giúp pháp lý miễn phí ?

Câu hỏi 2: Luật sư có thể chia sẻ một vài hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể để thấy được hiệu quả của công tác này?

Câu hỏi 3: Vậy theo Luật sư giải pháp nào để ngày càng nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý cho người dân?

1. Đánh giá về vai trò và sự cần thiết của Luật sư trong công tác trợ giúp pháp lý

Từ thực tiễn hoạt động TGPL của luật sư trong thời gian qua, đã khẳng định được vị trí của luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế cũng như nhu cầu của người dân cũng như phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Sự tham gia của luật sư TGPL trong quá trình giải quyết vụ án đã góp phần bảo đảm cho các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính… được thực hiện nghiêm túc. Bằng các hoạt động của mình trong quá trình giải quyết vụ án cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, trợ giúp viên pháp lý, luật sư là cộng tác viên đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng, góp phần nâng cao trách nhiệm và chất lượng giải quyết vụ án của các cơ quan tố tụng các cấp, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp oan sai, không vô tư, khách quan trọng hoạt động tố tụng, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, dân sự, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người được TGPL, giáo dục, cải tạo, răn đe và phòng ngừa tội phạm…

Điển hình, có những vụ, việc phức tạp kéo dài nhiều năm không giải quyết được, đặc biệt là những vụ hành chính, tranh chấp đất đai người dân tưởng chừng như bỏ cuộc nhưng khi được tham gia TGPL thì vụ việc được giải quyết thành công hơn cả mong đợi của người dân.

Khi tham gia TGPL, Luật sư vẫn tiến hành thực hiện các hoạt động tố tụng như các vụ việc thông thường khác: tham gia bào chữa cho người được TGPL là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được TGPL là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của người được được TGPL trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính…

2. Chia sẻ một vài hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể

Có rất nhiều hoạt động trợ giúp pháp lý, tùy vào vụ việc cụ thể của người được TGPL mà người thực hiện TGPL thực hiện bằng các hình thức như: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp khác theo quy định của pháp luật.

Có thể lấy ví dụ điển hình như sau: Trong vụ án hình sự, khi bị can thuộc đối tượng được TGPL, Luật sư với tư cách là người TGPL cho bị can sẽ tham gia các giai đoạn tố tụng từ giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng cho đến khi xét xử vụ án. Chẳng hạn, A là một đối tượng được TGPL trong vụ án hình sự. Theo hồ sơ, A phạm tội “Dâm ô với trẻ em”. Gia đình A thuộc diện hộ nghèo chuẩn quốc gia, bản thân A không được học hành, không biết chữ. Với hành vi “Dâm ô trẻ em”, lẽ ra A phải chịu mức án cao (theo quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, trường hợp này có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm), nhưng sau khi các cơ quan tố tụng xem xét các tình tiết giảm nhẹ, cùng với sự tham gia trợ giúp của Luật sư TGPL từ giai đoạn điều tra đến khi xét xử, nên A chỉ bị tuyên phạt 10 tháng tù cho hưởng án treo và buộc bồi thường cho gia đình bị hại 8 triệu đồng.

Tương tự, bị T bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”. Do mâu thuẫn trong lúc uống rượu và bị H. đấm vào mặt, T. đã dùng thanh gỗ ở xưởng cá nơi T. làm việc đánh vào đầu H. gây thương tích 42%. T. là người dân tộc Khơme nên thuộc đối tượng được TGPL. Trong quá trình tố tụng, luật sư TGPL bào chữa cho T. đã phân tích các tình tiết giảm nhẹ như: trình độ văn hóa thấp, không biết chữ, không am hiểu pháp luật, không lường hết được hậu quả mà mình gây ra, phạm tội trong trường hợp bị kích động (do bị tấn công

trước), phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự… Vì vậy, luật sư đã đề nghị HĐXX xem xét, áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội. Sau khi xem xét nội dung vụ án, HĐXX tuyên phạt T. 5 năm tù giam (theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, trường hợp này có thể bị phạt tù đến 6 năm).

Trên đây là hai ví dụ điển hình cho thấy vai trò của Luật sư trong công tác trợ giúp pháp lý trong tố tụng.

Ngoài ra, có thể kể đến hoạt động tổ chức các buổi trợ giúp pháp lý tại địa phương, Ví dụ như vào ngày 05/9/2018, Hãng Luật TGS cùng phối hợp với một số đơn vị khác thực hiện chuyến công tác trợ giúp pháp lý tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, đây là 1 huyện vùng cao, và được UNESCO đưa vào danh sách địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Chuyến công tác giúp nhiều đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí, góp phần giải tỏa những vướng mắc về pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các đối tượng đó, đảm bảo công bằng cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã được tiếp cận với pháp luật. Giúp người dân có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ pháp lý. Đồng thời hoạt đông này cũng nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật và phổ cấp kiến thức pháp luật cho những người dân ở vùng sâu vùng xa.

Luật sư Nguyễn Thế Hùng - Đại diện Hãng Luật TGS
Luật sư Nguyễn Thế Hùng – Đại diện Hãng Luật TGS

3. Giải pháp nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý cho người dân

Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động TGPL của luật sư, tôi đưa ra vài kiến nghị như sau:

– Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật nói chung và chính sách, pháp luật về TGPL và luật sư nói riêng:

Hiện nay, văn bản chuyên ngành về TGPL và văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động TGPL của luật sư chưa có sự thống nhất, cần tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện về thực tiễn triển khai hoạt động TGPL và đặc biệt là hoạt động TGPL của luật sư, nghiên cứu để hợp nhất Luật TGPL và Luật Luật sư thành một đạo luật duy nhất điều chỉnh toàn

diện các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý. Có như vậy mới bảo đảm cho các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này có tính khả thi, thống nhất, đồng bộ và sát với yêu cầu thực tiễn.

– Thứ hai, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về TGPL nói chung và quyền được TGPL của người dân nói riêng:

Thông tin và truyền thông về TGPL giúp người dân biết được những nội dung cơ bản về TGPL để có thể yêu cầu TGPL khi cần thiết. Đồng thời, truyền thông về TGPL còn nâng cao nhận thức về hoạt động TGPL của các cơ quan, tổ chức và công dân, từ đó họ thể tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá, kiểm chứng chất lượng hoạt động TGPL.

– Thứ ba, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ luật sư tham gia TGPL:

Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần hỗ trợ các luật sư đặc biệt là các luật sư ở các tỉnh miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn trong việc đào tạo, nâng cao kỹ năng hành nghề khi tham gia TGPL.

– Thứ tư, xây dựng nghĩa vụ thực hiện TGPL của luật sư:

Cần quy định cụ thể Nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và trách nhiệm của Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý

– Thứ năm, hoàn thiện chế độ chính sách đối với luật sư thực hiện TGPL:

Hiện nay chế độ phụ cấp, bồi dưỡng chi trả cho luật sư cộng tác viên TGPL thấp, chưa tương xứng với công lao mà luật sư đã bỏ ra để giúp đỡ cho đối tượng được TGPL. Nếu hoạt động TGPL của luật sư không mang tính nhân đạo và từ thiện thì có lẽ nhiều luật sư đã không cộng tác với Trung tâm và các cơ quan tiến hành tố tụng. Do vậy, để chi trả bồi dưỡng xứng đáng với công sức của luật sư cần tăng mức bồi dưỡng cho luật sư thực hiện các vụ việc đại diện, bào chữa.

– Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế về TGPL:

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TGPL cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác với các quốc gia, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm, thu hút hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho hoạt động TGPL; đẩy mạnh việc ký kết các chương trình hợp tác; có kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách TGPL trong các Hiệp định tương

trợ tư pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tăng cường sự phối hợp, hợp tác giữa các tổ chức TGPL của Việt Nam với tổ chức TGPL của các nước trong khu vực và trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển TGPL ở Việt Nam.

– Thứ bảy, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động TGPL của luật sư:

Duy trì chế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất về hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư từ phía cơ quan nhà nước để bảo đảm hoạt động TGPL được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chất lượng hoạt động TGPL, không để xảy ra sai sót hoặc lợi dụng hoạt động TGPL để trục lợi; kịp thời phát hiện, đấu tranh và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật về TGPL.

Bằng những giải pháp nêu trên, trong thời gian tới hoạt động TGPL của luật sư sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân thuộc diện được TGPL, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân khi có những vướng mắc pháp luật, từ đó nâng cao hiểu biết pháp luật cũng như ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

>>Bài viết liên quan:

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!