Vai trò của Luật sư đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
Vai trò của Luật sư đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

Vai trò của Luật sư đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

Đối với thủ tục pháp lý và giải quyết tranh chấp trong quá trình thành lập, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thấy được vai trò quan trọng của Luật sư trong hoạt động kinh doanh của mình nên thiếu sự quan tâm đầu tư. Vậy khi có sự tham gia hỗ trợ của Luật sư văn phòng luật doanh nghiệp sẽ có những lợi ích nào? Nếu không có sự hỗ trợ của văn phòng luật thì doanh nghiệp sẽ gặp những rủi ro gì?

Vai trò của Luật sư trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp

– Tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp: Là việc ký kết hợp đồng tư vấn dài kỳ cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Luật sư tư vấn là những người vững vàng về chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là kinh nghiệm trên thương trường. Cơ chế làm việc linh hoạt của luật sư sẽ luôn bảo đảm sự thuận lợi cho doanh nghiệp.

– Đại diện ngoài tố tụng: Khi doanh nghiệp không muốn hoặc không có điều kiện để đàm phán với đối tác, làm việc với cơ quan công an, tòa án, thuế, hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, luật sư có thể đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các công việc này.

– Tìm kiếm đối tác, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại đầu tư: Qua quá trình tư vấn pháp luật, luật sư có được những mối quan hệ mật thiết với nhiều doanh nghiệp và có được những kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết về thị trường, do đó, luật sư sẽ là những địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các đối tác kinh doanh trong các lĩnh vực.

– Tư vấn pháp luật tài chính – ngân hàng: Hoạt động này giúp cho doanh nghiệp có được tình hình tài chính lành mạnh, sử dụng đồng vốn hiệu quả, hạch toán, kế toán đúng chế độ. Luật sư sẽ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro bị phạt thuế, truy thu thuế – một rủi ro tiềm tàng khi thực hiện chế độ tự kê khai, tự nộp thuế.

– Tư vấn pháp luật về hợp đồng: Khi có sự tham gia của luật sư, những hợp đồng mà doanh nghiệp tham gia ký kết sẽ bảo đảm được tính hợp pháp cũng như phù hợp với tập quán thương mại; chặt chẽ và đầy đủ. Đồng thời sẽ giảm thiểu ở mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra do những quy định lỏng lẻo trong hợp đồng.

– Hỗ trợ doanh nghiệp tránh nợ xấu, thu hồi nợ tồn đọng: Các khoản nợ khó đòi là gánh nặng tài chính của doanh nghiệp. Luật sư sẽ giúp doanh nghiệp ngay từ khâu đầu tiên như thẩm định năng lực đối tác, đàm phán đến ký kết hợp đồng, giám sát việc thực hiện hợp đồng để giảm thiểu tối đa những khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, có nhiều khoản nợ bản thân doanh nghiệp không thể tự đòi được, vì vậy, sự tham gia của luật sư trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thu hồi nợ tồn đọng là cần thiết.

– Tham gia tranh tụng và hòa giải: Trong quá trình kinh doanh, có thể tới một thời điểm nào đó, doanh nghiệp sẽ gặp các tranh chấp về hợp đồng với các đối tác hay thậm chí cần khiếu nại đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật… Trong những tình huống đó, doanh nghiệp cần hơn bao giờ hết sự tư vấn từ phía những người am hiểu pháp luật và được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm giải quyết vụ việc để tham gia việc hòa giải hay tranh tụng tại tòa án/trọng tài thương mại. Tùy từng trường hợp cụ thể mà luật sư sẽ tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn được phương án giải quyết tranh chấp đơn giản, ít thua thiệt và mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luật sư còn có thể là đầu mối giúp doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ như: thẩm định giá, bán đấu giá, kiểm toán, các dịch vụ trong hợp tác quốc tế.

Những rủi ro nếu doanh nghiệp không có sự hỗ trợ của văn phòng luật

– Thực hiện không đủ/đúng các quy định của pháp luật: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thực hiện rất nhiều thủ tục theo quy định của pháp luật. Nếu không có sự hỗ trợ của văn phòng luật thì Doanh nghiệp rất dễ dẫn đến việc thực hiện không đúng hoặc không đủ các quy định của pháp luật và hệ quả là các khoản tiền phạt rất lớn.

– Phát sinh tranh chấp: Khi không có Luật sư tư vấn các vấn đề xoay quanh hợp đồng như vấn đề giao hàng, vận chuyển, thanh toán,… thì rất có thể doanh nghiệp ký kết hợp đồng với nhiều điều khoản bất lợi cho doanh nghiệp. Sau đó, trong quá trình hợp đồng không thực hiện được các điều khoản như đã ký kết dẫn đến tranh chấp. Mà khi có tranh chấp xảy ra thì mất rất nhiều thời gian; chi phí để giải quyết.

Một số vấn đề rủi ro, tranh chấp, kiện tụng mà doanh nghiệp cần đến sự can thiệp của Luật sư

Một số vấn đề rủi ro, tranh chấp kiện tụng mà doanh nghiệp cần đến sự can thiệp của Văn phòng Luật thường gặp đó là: các tranh chấp phát sinh trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại với đối tác trong và ngoài nước, các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động như các thủ tục liên quan đến thuế, hải quan,…

Khi doanh nghiệp cần trợ giúp, Trước hết Luật sư/văn phòng luật sẽ chủ động trao đổi với doanh nghiệp để tìm hiểu rõ vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Sau đó:

+ Thu thập, phân tích các chứng cứ, hồ sơ từ đó phân tích, đánh giá về mức độ nghiêm trọng của sự việc mà Doanh nghiệp đang gặp phải. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng hơn về các thiệt hại có thể xảy đến.

+ Tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn được phương án giải quyết tranh chấp, rủi ro phù hợp và mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

+ Đại diện cho Doanh nghiệp đàm phán với đối tác, làm việc với cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, luật sư còn có thể là đầu mối giúp doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ như: thẩm định giá, bán đấu giá, kiểm toán, các dịch vụ trong hợp tác quốc tế.

Thực tế đã cho thấy, một nền kinh tế càng phát triển, vai trò của luật sư/văn phòng luật sư càng quan trọng. Những bài toán kinh doanh của doanh nghiệp luôn cần những ý kiến tư vấn của luật sư để bảo đảm tính hợp pháp, hiệu quả và an toàn. Nếu thiếu hiểu biết pháp luật hoặc hành xử theo ý chí chủ quan, cảm tính, rất dễ dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, xung đột, tranh chấp kiện tụng không đáng có gây thiệt hại đến uy tín, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,…. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần có sự trợ giúp về mặt pháp lý thường xuyên của luật sư nội bộ hoặc các công ty luật/văn phòng luật sư ngay từ đầu để bảo đảm kinh doanh đúng pháp luật và giải quyết những vấn đề pháp lý nảy sinh được nhanh chóng, tiện lợi. Không nên để phát sinh các rủi ro, tranh chấp rồi mới cần đến sự can thiệp của Luật sư.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!