Luật sư nói về "Vấn nạn" Thực phẩm chức năng
Luật sư nói về "Vấn nạn" Thực phẩm chức năng

Luật sư nói về “Vấn nạn” Thực phẩm chức năng

Thời gian gần đây, liên tiếp các thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Hoàng Hường liên tiếp bị cơ quan chức năng tuýt còi. Trước đó, không chỉ có riêng thực phẩm chức năng của Hoàng Hường bị xử phạt mà còn rất rất nhiều các thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác bị cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên, hiện nay thị trường về thực phẩm bảo vệ sức khỏe như “nấm sau mưa”.

Câu hỏi: Thưa luật sư, trong trường hợp người tiêu dùng dùng thực phẩm chức năng nhưng gặp phải biến chứng thì có thể kiện ai? Đòi quyền lợi thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) trả lời:

Thực phẩm chức năng là sản phẩm chứa một hoặc hỗn hợp các chất gồm vitamin, khoáng chất, acid amin, chiết xuất động – thực vật, hoặc các chất cần thiết khác cho cơ thể. Mặc dù vậy việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, chuyên gia y tế để đảm bảo hiệu quả sử dụng cũng như tránh những biến chứng xảy ra.

Do vậy, việc người dùng gặp phải biến chứng có thể do sử dụng không đúng cách gây ra. Trong trường hợp này thì người dùng không thể khởi kiện bất kỳ ai.

Bên cạnh đó, cũng nhiều trường hợp người sử dụng gặp biến chứng là do thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, không được cấp phép lưu hành trên thị trường, thậm chí là không có tác dụng, có chất gây hại cho sức khoẻ, tính mạng.

Trong trường hợp này, người bị biến chứng do sử dụng thực phẩm chức năng có thể khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng căn cứ theo Khoản 1 584 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Câu hỏi: Có rất nhiều thực phẩm chức năng trên thị trường, bên cạnh đó cũng có khá nhiều thực phẩm chức năng bị cơ quan chức năng tuýt còi vì quảng cáo sai, công dụng nhưng dường như vẫn xuất hiện, phải chăng chế tài chưa đủ sức răn đe ?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) trả lời:

Về chế tài xử phạt đối với hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng, căn cứ theo Điều 52 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/03/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá và quảng cáo:

– Hành vi không ghi hoặc không nêu rõ nội dung “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” trên quảng cáo sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng;

– Hành vi quảng cáo sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, được sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế; Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn đến 24 tháng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin; Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo; hoặc Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Trường hợp quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ, công dụng, xuất xứ,… có thể bị phạt từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng theo quy định tại Khoản 5 Điều 34 Nghị định này.

Việc quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về “Tội quảng cáo gian dối” theo Điều 197 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, mức phạt cao nhất tối đa 03 năm tù giam.

Với tổng hợp các hành vi của bên bán thực phẩm chức năng, đơn vị quảng cáo sẽ, hoặc có nguy cơ gây ra tổn hại sức khoẻ cho nhiều người thì các mức phạt trên là chưa đủ sức răn đe. Do đó, cần phải có những thay đổi cho phù hợp, tăng nặng mức phạt về cả hành chính lẫn hình sự và cũng cần siết chặt khâu quản lý để đảm bảo tính hiệu quả của pháp luật trên thực tế.

Câu hỏi: Cục An toàn thực phẩm là cơ quan cấp phép cho các TPCN có phải chịu trách nhiệm khi liên tiếp các sản phẩm thực phẩm chức năng bị phạt ?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) trả lời:

Mọi sản phẩm thực phẩm chức năng trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường đều phải làm thủ tục công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục thực hiện tại Cục an toàn thực phẩm, cơ sở kinh doanh cần phải gửi hồ sơ (bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành, nghề kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt GMP; Kết quả kiểm nghiệm( nếu có); Mẫu, nhãn sản phẩm cần công bố; Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận y tế đã được hợp pháp hóa lãnh sự; Hợp đồng gia công với nhà sản xuất ( có kèm theo GMP của nhà sản xuất)) tới Cục an toàn thực phẩm, sau đó Cục đánh giá trên hồ sơ và cho phép công bố.

Như vậy việc được phép lưu thông sản phẩm còn phụ thuộc vào việc có Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt GMP, kết quả kiểm nghiệm, Giấy lưu hành tự do/ Giấy chứng nhận y tế,… của các cơ quan có thẩm quyền.

Do đó nếu Cục an toàn thực phẩm khi thực hiện cấp phép lưu hành không kiểm tra lại thì sẽ có thể bỏ lọt những trường hợp làm giả các loại giấy phép hoặc các cơ quan kiểm nghiệm, cấp GMP cho kết quả không chính xác.

Trường hợp mà cơ sở, đơn vị kinh doanh thực phẩm chức năng mà không đủ các điều kiện nêu trên mà Cục an toàn thực phẩm vẫn cấp phép lưu hành thì người liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm về sai phạm đó trước pháp luật.

Câu hỏi: Hiện các trang mạng sử dụng hình ảnh bác sĩ, người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng mà bản thân bác sĩ không hề hay biết, vậy trang mạng đăng tải như vậy sẽ bị xử phạt như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) trả lời:

Như đã nêu ở trên, chỉ riêng việc quảng cáo sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, được sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế đã là vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 38.

Ngoài ra việc sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được đồng ý cũng là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo theo quy định tại Khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012.

Người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 07/10/2020.

Điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Quy định về về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý. Trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Mức xử phạt từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng.

Việc sử dụng hình ảnh trái phép đó mà xâm hại đến danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức thì người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015.

»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật (Cơ quan chủ quản Hội Luật gia Việt Nam) đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: https://www.nguoiduatin.vn/thuc-pham-chuc-nang-dom-ai-chiu-trach-nhiem-a554036.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!