Thủ tục công bố thực phẩm chức năng năm 2023
Nội dung bài viết
Thực phẩm chức năng hiện nay đang rất phát triển. Bên cạnh đó khá nhiều thực phẩm chức năng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi công dụng và những hỗ trợ của sản phẩm này đang được nhiều người quan tâm. Vì vậy, ta cần công bố thực phẩm chức năng để tạo sự tin tưởng cho người dùng. Nó như một bản kiểm định để cho thấy rằng sản phẩm của bạn đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Được phép lưu hành trên thị trường.
Thực phẩm chức năng là gì ?
Thực phẩm chức năng là những loại thực phẩm được chiết xuất từ tự nhiên. Trong quá trình chế biến cho thêm một số chất tự nhiên. Thực phẩm chức năng có hình dạng như một viên thuốc, là loại thực phẩm nằm giữa thuốc và thực phẩm. Thực phẩm chức năng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh, do nó có thành phần giúp phục hồi những tế bào bị tổn thương.
Định nghĩa theo Bộ y tế thực phẩm chức năng là thực phẩm hỗ trợ chức năng cho các cơ quan trong cơ thể. Có tác dụng cung cấp dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp giảm bớt bệnh tật.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng
1. Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng trong nước gồm:
– Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).
– Nhãn sản phẩm
– Đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất.
– Mẫu sản phẩm
2. Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng thực phẩm nhập khẩu gồm những giấy tờ sau:
– Bản công bố thực phẩm chức năng phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Bộ y tế.
– Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân hoặc doanh nghiệp ban hành có ký tên, đóng dấu bao gồm các nội dung sau:
+ Bảng công bố: Thông tin doanh nghiệp, thông tin công bố.
+ Chi tiết về sản phẩm: cảm quan,công dụng, thành phần công bố, cách sử dụng, đối tượng sử dụng, đơn vị sản xuất, quy cách đóng gói, quy trình sản xuất…
+ Chỉ tiêu chất lượng ): tiêu chuẩn của chất lượng, các chỉ tiêu vi sinh vật, kim loại nặng, hàm lượng hóa chất không mong muốn.
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng (hoặc Certificate of Analysis) của phòng xét nghiệm độc lập với nhà sản xuất hoặc phòng xét nghiệm được công nhận tại Việt Nam. Mặc dù đã có Certificate of Analysis đã được cấp tại nước ngoài thì khi nhập về Việt Nam cũng phải làm kiểm nghiệm tại Việt Nam, nếu có thì tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo.
– Mẫu nhãn sản phẩm tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt;
– Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh (03 mẫu)
– Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp số chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
– Bản sao Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá (nếu có);
– Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm);
– Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh về tác dụng đặc hiệu và tính an toàn của sản phẩm. Tài liệu này có thể yêu cầu nhà sản xuất cung cấp.
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS). Tài liệu này phải được công chứng lãnh sự và hợp pháp hóa;
– Giấy chứng nhận HACCP, ISO22000 và giấy tờ khác tương đương): Bản công bố lưu hành thực phẩm chức năng có thời hạn là 05 năm nếu nhà sản xuất có tài liệu này
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng 2023
Hiện nay việc đăng ký hồ sơ với cục An toàn thực phẩm đang được đăng ký dưới dạng khai báo điện tử. Toàn bộ các giấy tờ đăng ký được Cục xem xét, trả thông tin dưới dạng văn bản điện tử.
Mỗi công ty, tổ chức, cá nhân sẽ có một tài khoản đăng ký hồ sơ riêng. Trong tài khoản đó, mọi thông tin cập nhật về hồ sơ, về yêu cầu bổ sung, đính chính sẽ được Cục gửi trên trang này và vào địa chỉ mail của công ty, tổ chức, cá nhân đứng ra đăng ký.
Việc thay đổi, chỉnh sửa cũng sẽ được sửa trực tiếp trên tài khoản của công ty. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Mọi thắc mắc về thủ tục công bố lưu hành thực phẩm chức năng bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.8698 để được hỗ trợ giải đáp.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!