Văn phòng đại diện và chi nhánh có gì khác nhau?

Ngày nay, doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường thì có thể thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh. Tuy nhiên, rất nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp đang phân vân giữa hai loại hình này. Do đó, để hiều được sự giống và khác nhau giữa văn phòng đại diện và chi nhánh để có được sự lựa chọn phù hợp nhất, bạn vui lòng tham khảo bài tư vấn của chúng tôi sau đây:

văn phòng đại diện và chi nhánh công ty

I. Sự giống nhau:

– Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp ( ngân hàng, tổ chức kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH,..);

– Đều không có tư cách pháp nhân;

– Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó;

– Đại diện theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức;

– Đều có thể được tổ chức và thành lập ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

– Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh theo quy định đều như nhau:

+) Về hồ sơ thành lập bao gồm các giấy tờ như: Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện; bản sao quyết định thành lập và biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện và chi nhánh,..

+) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cơ quan đăng ký kinh doanh.

+) Thời hạn giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Doanh nghiệp đều có thể thành lập một hoặc nhiều văn phòng đại diện và chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

II. Sự khác nhau

1. Cơ sở pháp lý

– Chi nhánh: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014.

– Văn phòng đại diện: Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014.

2. Về định nghĩa

– Chi nhánh: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

– Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

3. Phạm vi tổ chức và hoạt động

– Chi nhánh: được tổ chức và hoạt động trong đơn vị phạm vi lãnh thổ quốc gia.

– Văn phòng đại diện: được tổ chức hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tổ chức.

4. Con dấu

– Chi nhánh: Được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng của mình.

– Văn phòng đại diện: Được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của văn phòng đại diện. Tuy nhiên, không được phép sử dụng con dấu này để đóng lên hợp đồng mua bán, bởi văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh

5. Chức năng chính

– Chi nhánh: chi nhánh được thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành, nghề nào được đăng ký bởi doanh nghiệp, chi nhánh cũng được phép hoạt động. Việc chi nhánh được thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần chức năng là tùy theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.

– Văn phòng đại diện: có chức năng là văn phòng liên lạc, văn phòng giao dịch; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, quảng bá sản phẩm, phát hiện hành vi xâm phạm ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ, văn phòng đại diện, đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên. Văn phòng đại diện không thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận, ký
kết các hợp đồng thương mại

6. Nghĩa vụ tài chính, các loại thuế

– Chi nhánh: phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,… theo quy định của Bộ tài chính tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở.

– Văn phòng đại diện: không phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài, chỉ cần nộp hồ sơ khai thuế đối với những loại thuế phải nộp , báo cáo tài chính hằng năm về cho công ty mẹ.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!