an toàn thức ăn đường phố

Điều kiệm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Ngày nay, thức ăn đường phố dần trở lên phổ biến và được người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, điều đó cũng dẫn đến những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với loại thực phẩm này. Chính vì vậy, pháp luật đã có những quy định nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố.

1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố

>> Xem thêm: Hành vi bị cấm trong ATVSTP

Trước hết, theo quy định, thức ăn đường phố được hiểu là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được được thực hiện qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, pháp luật quy định những điều kiện cụ thể trong hoạt động kinh doanh thực phẩm đường phố. Cụ thể như sau:

an toàn thức ăn đường phố

1.1 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố

– Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.

– Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố, môi trường xung quanh

1.2 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với trang thiết bị, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố

– Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

– Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

– Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

– Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thực phẩm ăn ngay;

– Đối với thức ăn chín phải được trưng bày trên giá hoặc bàn cách mặt đất với độ cao phù hợp nhằm tránh bụi đất;

– Đối với hình thức bán rong: dụng cụ và trang thiết bị dùng để chứa đựng, bảo quản thức ăn phải hợp vệ sinh, chống được bụi bẩn, mưa gió, côn trùng gây hại;..

– Thức ăn ngay, đồ uống phải được bảo quản trong tủ kín hoặc thiết bị bảo quản thức phẩm hợp chuẩn;

– Phải có dụng cụ thu gom rác và đựng rác thải nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

1.3 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đường phố đối với nguyên liệu và nước.

– Nước dùng để chế biến thức ăn và nước đá được sử dụng phải đủ số lượng và hợp vệ sinh theo quy định;

– Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.

1.4 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đường phố đối với người kinh doanh thức ăn đường phố

– Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.

– Người kinh doanh thức ăn đường phố phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định. Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.

– Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

2. Quy định về mức phạt khi vi phạm các điều kiện về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP thì mức phạt và biện pháp khắc phục đối với các hành vi vi phạm như sau:

– Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn; Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay: mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

– Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

Người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia kinh doanh thức ăn đường phố; Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn; Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống: Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

– Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!