dat-da-tang-co-doi-lai-duoc-khong

Việt Kiều muốn đòi lại đất khi nhờ người thân mua hộ

Chào Luật sư, tôi muốn trở về Việt Nam để sinh sống nên đã nhờ người bạn thân mua giúp cho một thửa đất tại ngoại ô Hà Nội. Tuy nhiên người bạn tôi đã làm thủ tục sang tên thửa đất cho anh ta và có ý định chiếm đoạt thửa đất của tôi. Khi nhờ mua hộ, tôi chỉ có giấy tờ viết tay (không công chứng, chứng thực) thỏa thuận về việc mua hộ. Vậy làm sao để tôi có thể đòi lại được đất của mình?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội:

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì:“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”

Như vậy, việc một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để xác định người đó là chủ sở hữu đối với quyền sử dụng đất đó. Nghĩa là về mặt pháp lý, người mà bạn nhờ đứng tên mua hộ đang là chủ sở hữu đối với quyền sử dụng thửa đất đó.

 Hiện giờ người bạn thân đó không muốn trả lại, và có ý định chiểm đoạt thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu người đó phải trả lại số tiền cho bạn. Bạn có thể dựa vào các giấy tờ chuyển tiền, hoặc các căn cứ khác như: tin nhắn, file ghi âm, email, người làm chứng… để chứng minh cho việc nhờ mua hộ đất của mình.

Đối với giấy xác nhận việc đứng tên mua hộ đất giữa bạn và người bạn thân chỉ là giấy viết tay mà không công chứng, chứng thực thì theo quy định của pháp luật, đây là giấy tờ không buộc phải công chứng. Tuy nhiên để xem xét hiệu lực pháp lý còn cần phải căn cứ vào các yếu tố khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể: “Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau: chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”, và khi khởi kiện thì có thể dùng giấy xác nhận việc đứng tên mua hộ như một căn cứ để chứng minh cho việc đòi lại số tiền bạn đã đưa để mua đất.

Qua câu hỏi của bạn, tôi cũng đoán bạn là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, có mong muốn về Việt Nam sinh sống, nên theo tôi tốt nhất bạn nên lựa chọn hình thức mua nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ chung cư để tránh rủi ro về mặt pháp lý như hiện giờ. Pháp luật Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở như người Việt Nam trong nước, không hạn chế về số lượng nếu còn giữ quốc tịch Việt Nam, bao gồm người mang hộ chiếu Việt Nam và người mang hộ chiếu nước ngoài nhưng có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, bạn sẽ được sở hữu nhà không giới hạn số lượng nếu thuộc các diện sau: Người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. Bạn sẽ chỉ được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam khi bạn là người có gốc Việt Nam nhưng không thuộc các diện nêu trên và có giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của VN cấp.
 Và khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bạn sẽ có hầu hết các quyền như người Việt Nam ở trong nước (kể cả cho thuê và ủy quyền quản lý nhà ở, được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở thương mại đối với những khu vực được phép bán nền) nhưng có giới hạn là không có quyền bảo lãnh và góp vốn.

Trên đây là những tư vấn, góp ý của tôi cho bạn về vấn đề đòi lại tiền mà bạn đã nhờ người bạn thân mua đất, cũng như phương hướng, lựa chọn tốt nhất khi bạn có nguyện vọng trở về quê hương để sinh sống.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!