Ý kiến của Luật sư về trường hợp giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tóm Tắt nội dung vụ việc:

Sáng ngày 8/8/2019, tôi có nhận được một cuộc gọi do người tự xưng tên là Bình, Đội trưởng đội truy bắt ma túy thông báo bắt được một tổ chức buôn ma túy và có lấy tên tôi và số chứng thư, điện thoại để mở tài khoản tại ngân hàng quận Thanh Xuân với số tiền hơn 3 tỷ đồng. Anh Bình bảo tôi có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, cụ thể là rửa tiền cho đường dây này. Anh Bình yêu cầu tôi cộng tác để điều tra tội phạm bằng cách chuyển khoản toàn bộ số tiền tôi đang gửi tiết kiệm tại ngân hàng Quốc Tế (VIB) chi nhánh 428 Kim Ngưu và ngân hàng Techcombank chi nhánh Lạc Trung vào số tài khoản của Công an để phục vụ công tác điều tra.

lua-dao

Vì tin tưởng vào Đảng, lực lượng Công an Nhân dân nên sau đó tôi đã ra ngân hàng làm hợp đồng vay thế chấp sổ tiết kiệm để chuyển vào các tài khoản sau:

+ Tài khoản thứ 1: Số tài khoản: 19034228720014 Chủ tài khoản: Nguyễn Tân Tùng Ngân hàng Techcombank Số tiền là: 434.000.000 đồng

+ Tài khoản 2: Số tài khoản: 19034480890011 Chủ tài khoản: Lường Văn Tuyền Ngân hàng Techcombank Số tiền là: 152.000.000 đồng

Sau khi tôi chuyển tiền và liên lạc lại với người tên Bình thì thấy báo nhầm máy, tôi biết mình bị lừa nên đã ra chi nhánh hai ngân hàng trên yêu cầu khóa và truy xuất tài khoản. Ngân hàng Techcombank cho biết số tiền tôi chuyển cho Nguyễn Tân Tùng, tài khoản: 19034228720014 đã bị chuyển sang tài khoản: 050109696622 của Nguyễn Văn Nhất. Sau đó tài khoản: 050109696622 của Nguyễn Văn Nhất đã chuyển số tiền 382.351.000 đồng sang cho tài khoản số: 030019371022 chủ tài khoản là Nguyễn Thị Hằng Nhung mở tại ngân hàng Sacombank.

Cùng ngày số tài khoản: 19034480890011, chủ tài khoản: Lường Văn Tuyền đã chuyển số tiền 152.000.000 đồng đến tài khoản số: 030057824741 chủ tài khoản là Đào Thị Hương mở tại ngân hàng Sacombank.

Gia đình tôi đã yêu cầu ngân hàng Techcombank có công văn gửi cho ngân hàng Sacombank để phong tỏa tài khoản số: 030019371022 chủ tài khoản là Nguyễn Thị Hằng Nhung vì tại thời điểm ngân hàng kiểm tra tài khoản số: 030019371022 của Nguyễn Thị Hằng Nhung vẫn còn hơn 1,2 tỷ đồng (trong đó có số tiền 382.351.000 đồng của tôi do Nguyễn Văn Nhất đã chuyển vào). Ngày 9/8/2019, phía ngân hàng Sacombank đã phong tỏa tài khoản số: 030019371022 chủ tài khoản là Nguyễn Thị Hằng Nhung theo nội dung công văn yêu cầu của ngân hàng Techcombank. Tiếp đó, tôi đã đến Cơ quan cảnh sát điều tra để gửi đơn trình báo. Ngày 12/8/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra đã tiếp nhận đơn và có công văn yêu cầu Ngân hàng Sacombank phong tỏa tài khoản 030019371022 chủ tài khoản là Nguyễn Thị Hằng Nhung và yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin các số tài khoản: 050109696622 của Nguyễn Văn Nhất; 030019371022 chủ tài khoản là Nguyễn Thị Hằng Nhung; 030057824741 chủ tài khoản là Đào Thị Hương.

Từ ngày 12/8/2019 đến nay Cơ quan cảnh sát điều tra đã 2 lần gọi tôi lên để thông báo kết quả làm việc:

+ Cụ thể ngày 8/10, tôi được cán bộ điều tra mời tôi lên để nghe thông báo về việc đã tiến hành xác minh đối tượng Nguyễn Thị Hằng Nhung. Đối tượng Nhung làm nghề dịch vụ đổi tiền (đổi ngoại tệ) Việt Nam -Trung Quốc, Trung Quốc -Việt Nam tại chợ Móng Cái, Quảng Ninh. Đối tượng Nhung đã nhận tiền từ tài khoản Nguyễn Văn Nhất và chuyển tiền mặt cho đối tượng tên Nguyễn Thuý Hường.

Sau khi cơ quan điều tra đến làm việc, khẳng định số tiền 382.351.000 đồng là số tiền của tôi bị kẻ xấu chiếm đoạt thì đối tượng Hường đã tự nguyện nộp lại số tiền 382.351.000 đồng; đồng thời thông báo gia hạn thời hạn điều tra vì đã quá 2 tháng theo luật quy định.

+ Ngày 21/11/2019, tôi lại được mời lên để nghe thông báo về việc tạm đình chỉ điều tra vì chưa làm rõ được đối tượng giả danh cán bộ công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sẽ tiếp tục điều tra khi có cơ sở hoặc chứng cứ mới. Còn số tiền 382.357.100 đồng chuyển vào tài khoản số 030019371022 của Nguyễn Thị Hằng Nhung đã được Cơ quan cảnh sát điều tra xác minh và thu hồi, đã chuyển về tài khoản của Công an. Nhưng số tiền này cơ quan điều tra tạm giữ để tiếp tục điều tra mà không hoàn trả lại tôi vì chưa có cơ sở.

Tại buổi làm việc ngày 21/11/ 2019 điều tra viên cho biết, số tiền này có thể trả lại cho đối tượng Hường. Trong khi đó, tại biên bản làm việc với cơ quan Cảnh sát điều tra ghi “thu hồi tang vật” và đối tượng Hường tự nguyện nộp lại. Vậy nếu cơ quan điều tra chưa xác định được tiền phạm pháp thì sao lại thu hồi chứ không phải là tạm giữ? Điều này trái ngược với thông báo ngày 8/10/2019. Như vậy qua quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra đã xác minh số tiền bị lừa đảo chiếm đoạt của tôi là có thực và phía đối tượng Nhung, Hường đã thừa nhận và hợp tác nộp lại số tiền trên.

– Tại sao đã xác minh và thu hồi được tiền của tôi nhưng không trả? Vậy căn cứ theo quy định nào để không trả lại tiền cho người bị hại sau khi đã thu hồi được?

– Theo sao kê tài khoản ngân hàng, ngày 8/8/2019 sau khi tiền của tôi được chuyển tiền vào tài khoản của Nguyễn Thị Hằng Nhung thì tài khoản này có một số giao dịch Theo sao kê tài khoản ngân hàng, ngày 8/8/2019 sau khi tiền của tôi được chuyển tiền vào tài khoản của Nguyễn Thị Hằng Nhung thì tài khoản này có một số giao dịch chuyển tiền nhưng không có bất cứ giao dịch nào đúng theo số tiền 382.351.000 đồng của tôi đã chuyển vào. Vậy căn cứ vào đâu mà Cảnh sát điều tra kết luận số tiền của tôi không còn trong tài khoản của đối tượng Nguyễn Thị Hằng Nhung nữa?

– Việc Cảnh sát điều tra thông báo sẽ tạm giữ số tiền trên của tôi là tạm giữ đến bao giờ?

– Đối tượng Nguyễn Thị Hằng Nhung làm dịch vụ đổi tiền có được cấp phép hay không? Nếu không có phép thì Cơ quan cảnh sát điều tra có để lọt tội phạm hay không?

– Tại sao qua hai buổi làm việc, cán bộ điều tra lại thông báo 2 nội dung trái ngược nhau?

– Theo Luật sư  phương án giải quyết tiếp theo như thế nào ạ?

-Và cảnh sát điều tra đã làm đúng luật chưa khi không trả lại tiền cho bị hại ?

– Phía bị hại đặt ra các câu hỏi trên có đúng và hợp lý không? Nếu không thì nên làm thế nào?

– Đối tượng Nguyễn Thuý Hường được nhờ đổi tiền hộ 100 triệu thì được nhận 100 nghìn đồng. Vậy trong trường hợp này có cấu thành tội phạm đối với đối tượng Hường được không?

lshungb-20191111100900

Luật Sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Phòng Tranh Tụng- Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đưa ra ý kiến giải đáp thắc mắc của chị như sau:

  • Về việc tạm giữ tiền của cơ quan cảnh sát điều tra:

– Theo Điểm c Khoản 2 Điều 36, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Cơ quan Cảnh sát Điều tra có quyền được thu giữ, tạm giữ và xử lý vật chứng.

– Cần phải xác định, vật chứng ở đây là gì? Căn cứ vào Điều 89, Bộ luật tố tụng hình sự, Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm, tiền hoặc vật chất khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Trong vụ việc này, cơ quan Cảnh sát điều tra hoàn toàn có thể coi số tiền mà Hường nộp lại là vật chứng để thu giữ.

  • Về việc xử lý vật chứng:

– Theo Khoản 3 Điều 106, Bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan Cảnh sát điều tra có quyền trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ không phải là vật chứng, hoặc tài sản không ảnh hưởng đến quá trình điều tra cho “chủ sở hữu hợp pháp” của tài sản đó.

Trong vụ việc này, số tiền mà Hường giao nộp cho cơ quan Công an có phải là vật chứng hay không là do cơ quan Cảnh sát điều tra đánh giá. Và cũng chỉ quy định việc trả lại ngay tài sản là quyền, chứng không phải là nghĩa vụ của cơ quan Cảnh sát điều tra.

Thêm nữa, việc xác định chủ sở hữu số tiền mà Hường hoàn trả cũng cần phải xác minh thêm các thông tin về số dư của tài khoản của Nhất, và số tiền mà Nhất gửi vào tài khoản của Nhung là tiền gì? Mục đích gửi số tiền đó cho Nhung là để làm gì? Hường là ai? Tại sao Hường lại nhận số tiền đó và tại sao Hường lại giao nộp số tiền cho cơ quan Cảnh sát điều tra?,… Việc xác minh này cũng trả lời cho câu hỏi số tài sản của người bị hại hiện tại đang nằm ở đâu? Vẫn còn trong tài khoản của Tùng, của Nhất hay của Nhung?

  • Về vấn đề Cơ quan cảnh sát điều tra tạm đình chỉ điều tra:

– Theo Điều 229, Bộ luật tố tụng hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra trong một số trường hợp như không xác định được bị can, không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra theo quy định,…

Trong trường hợp này, cần phải có thêm thông tin về lý do mà cơ quan Cảnh sát điều tra đình chỉ hoạt động điều tra, thời gian bắt đầu hoạt động điều tra, và cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền có ra quyết định gia hạn thời gian điều tra hay không để xác định xem việc tạm đình chỉ có hợp pháp hay không?

  • Thời gian Cơ quan cảnh sát điều tra tạm giữ số tiền trên:

– Cơ quan Cảnh sát điều tra có quyền tạm giữ số tiền như đã nêu ở trên. Cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ phải hoàn trả số tiền trong những trường hợp như sau:

+ Đình chỉ điều tra trong các trường hợp như đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được tội phạm, không còn thời hiệu,…

+ Vụ việc đình chỉ tại giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra quyết định bao gồm việc xử lý các vật chứng.

+ Vụ việc được giải quyết bởi bản án có hiệu lực pháp luật và Tòa ra quyết định hoàn trả số tiền cho chủ sở hữu tài sản.

  • Về vấn đề kinh doanh đổi tiền của Nhung:

+ Để được kịnh doanh đổi ngoại tế, Các tổ chức kinh tế cần phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 4, Nghị định 89/2016 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Tổ chức kinh tế chỉ được thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ. Điều kiện để tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ:

Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định sau:

a) Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên;

b) Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);

c) Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép theo quy định pháp luật;

d) Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;

đ) Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm.

Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ.

Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.

Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép.

+ Trong trường hợp đổi ngoại tệ trái phép, đối với tổ chức không có giấy phép đổi ngoại tệ mà thực hiện hành vi đổi ngoại tệ thì bị xử phạt hành chính từ 500 – 600 triệu đồng (theo khoản 7 điều 24 NĐ96). Đối với cá nhân, tổ chức đổi ngoại tệ tại nơi không có giấy phép có thể bị xử phạt từ 80 – 100 triệu đồng (theo điểm a, khoản 3 điều 24 NĐ96). Các cá nhân, tổ chức đổi ngoại tệ tại nơi không có phép còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số ngoại tệ hoặc đồng VN quy đổi (điểm a, khoản 8, điều 24 NĐ96).

Trong vụ việc này, cần phải xem xét đối tượng Nhung đã được cấp Giấy phép đại lý đổi ngoại tệ hay chưa và mức độ vi phạm nếu có thì mới có thể đưa ra nhận xét về chế tài xử lý liên quan.

+ Với đối tượng Hường nhận việc đổi hộ tiền, cần phải xem xét xem Hường có biết việc mình đang đổi khoản tiền lừa đảo được từ hành vi vi phạm pháp luật hay không? Nếu như Hường biết thì Hường sẽ được coi là đồng phạm trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên. Còn nếu không thì Hường sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và trong Bộ Luật Hình sự hiện hành cũng không có quy định về chế tài xử phạt với hành vi đổi tiền ngoại tệ trái pháp luật hay môi giới đổi tiền ngoại tệ trái pháp luật.

  • Lời khuyên của Luật sư:

Trong trường hợp này, Người bị hại cần phải có đơn đề nghị tới Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra để đề nghị việc đóng băng các tài khoản liên quan đến vụ việc, hoàn trả số tiền nêu trên, với lý do số tiền đó có thể trả lại cho chủ sở hữu mà không ảnh hưởng tới hoạt động điều tra để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!