Nhận định Luật sư về vụ việc 4 tấn quần áo bị hô biến thành thương hiệu thời trang NEM và IFU

Nhận định Luật sư về vụ việc 4 tấn quần áo bị hô biến thành thương hiệu thời trang NEM và IFU

Nhận định của luật sư về vụ việc 4 tấn quần áo ngoại bị hô biến thành thương hiệu thời trang nổi tiếng NEM và IFU

Mới đây, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (thuộc Bộ Công Thương) đã phát hiện cơ sở nhập hàng may mặc từ nước ngoài, thay nhãn mác để tiêu thụ trong nước.

Cụ thể theo như thông tin mà Cục Quản lý thị trường Hà Nội cung cấp, tổng số hàng hóa bao gồm: 66 bao quần áo các loại có chữ nước ngoài, 2130 sản phẩm quần áo đã gắn nhãn IFU, 16 bao quần áo gắn nhãn NEM, 6 bao túi xách và 04 bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Ước tổng khối lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá hàng hóa khoảng 2 tỷ đồng.

Toàn bộ số hàng hoa nêu trên đều chưa xuất trình được bất cứ hóa đơn, chứng từ chứng minh nào về nguồn gốc của sản phẩm.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) để trao đổi một số nhận định liên quan đến vụ việc trên.

Nhận định Luật sư về vụ việc 4 tấn quần áo bị hô biến thành thương hiệu thời trang NEM và IFU

1. Hành vi mua hàng thời trang ngoại (nước ngoài) xong rồi cắt nhãn mác và bán với tên thương hiệu khác có vi phạm pháp luật hay không và mức xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành thế nào ?

­Luật sư Nguyễn Văn Tuấn nhận định, hành vi cắt nhãn mác và bán với tên thương hiệu khác này đã vi phạm pháp luật về Bảo vệ người tiêu dùng, thậm chí cơ sở này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, hành vi của cơ sở may mặc là sản xuất, buôn bán hàng giả, theo quy định tại Điểm đ, e, h Khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng thì “Hàng giả” bao gồm hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; Tem, nhãn, bao bì giả.

Với hành vi này, tại Điều 13, Nghị định 185, cũng quy định về chế tài đối với hành vi buôn bán hàng giả, theo đó, cơ sở nhập hàng may mặc này có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra còn bị xử phạt theo các hình phạt bổ sung như tịch thu tang vật hoặc tước giấy phép hoạt động và yêu cầu khắc phục hậu quả, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm, nộp lại số lợi bất chính hay thu hồi các sản phẩm hàng hóa vi phạm trên thị trường.

Trong trường hợp cơ sở may mặc này buôn bán hàng giả, sẽ phải cung cấp thông tin về hàng hóa cho người tiêu dùng, việc cung cấp thông tin sai trái, không chính xác cho người tiêu dùng đó cũng phải chịu mức phạt thích đáng, theo Điều 66, Nghị định 185 thì có thể bị phạt tới 20.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép đăng ký kinh doanh.

Với giá trị hàng hóa ước tính lên đến 2 tỷ đồng, thì rất có thể cơ sở nhập khẩu, buôn bán hàng may mặc này phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, theo đó với cá nhân có thể sẽ bị phạt tù đến 15 năm tù giam, còn đối với pháp nhân có thể bị phạt tiền tới 9 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Tuy nhiên đây mới chỉ là nhận định ban đầu, vẫn cần phải có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm rõ hơn về vụ việc.

2. Các doanh nghiệp bị giả mạo thương hiệu, cá nhân người tiêu dùng mua hàng, sản phẩm nêu trên có quyền khởi kiện người có hành vi như vậy không?

Luật sư Tuấn cho biết, hành vi gắn mác của các thương hiệu thời trang nổi tiếng lên sản phẩm nhập ngoại, không rõ nguồn gốc là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng. Theo Khoản 7, Điều 8, Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 về Quyền của người tiêu dùng thì Người tiêu dùng có quyền Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài việc tự khởi kiện, người tiêu dùng còn có thể yêu cầu tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đại diện mình để khởi kiện. Theo Luật sư Tuấn: “Với mặt hàng là quần áo thì đơn giá trên sản phẩm là không lớn, và hàng hóa là quần áo được phân phối khá rộng rãi trên thị trường do đó việc khởi kiện với tư cách là cá nhân người tiêu dùng là không hợp lý. Những người tiêu dùng đã mua phải các sản phẩm này, có căn cứ để chứng minh có thể cùng nhau đề nghị Hội bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương mình đại diện khởi kiện theo Quy định tại Khoản 1, Điều 41, Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010.”

Còn đối với các Doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, ở đây là doanh nghiệp sở hữu thương hiệu thời trang NEM và IFU có thể xem xét khởi kiện vụ việc cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2018. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh không phải là Tòa án mà là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;

Các doanh nghiệp ngoài việc khởi kiện vụ việc cạnh tranh còn có thể thực hiện các biện pháp để bảo vệ doanh nghiệp mình như tố cáo đến các cơ quan công an về hàng vi lừa dối người tiêu dùng hoặc hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả; hoặc tự bảo vệ bằng cách tuyên truyền cảnh báo cho người tiêu dùng cách nhận biết hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!