Luật Giao dịch điện tử – Cơ hội để chuyển đổi số Việt Nam bứt phá

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Bên cạnh việc khắc phục những bất cập của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) còn bổ sung các quy định về quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu, dữ liệu mở, các quy định đối với cơ quan Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch điện tử, hướng đến việc chuyển toàn bộ hoạt động lên môi trường số.

Luật giao dịch điện tử (sửa đổi) có những điểm mới gì để khắc phục và bổ sung như thế nào để thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số?

Luật sư Đặng Phương Chi – Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) :

Giao dịch điện tử được hiểu là giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.

Hiểu một cách đơn giản thì “giao dịch điện tử” chỉ giao dịch được thực hiện trên mạng, giao dịch được thực hiện mà không đòi hỏi các bên trong giao dịch trực tiếp mặt đối mặt chính diện trên thực tế trong cùng một không gian và thời gian như đối với giao dịch truyền thống.

Luật Giao dịch điện tử đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 5 gồm 7 chương, 54 điều có một số điểm mới so với luật hiện hành. Luật Giao dịch điện tử năm 2023 kế thừa có sửa đổi, bổ sung 33 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có nhiều điểm mới đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc chuyển đổi các hoạt động từ môi trường thực sang môi trường số tất cả ngành, lĩnh vực. Cụ thể:

Một là, về phạm vi điều chỉnh, Luật Giao dịch điện tử giúp nhiều luật hiện nay có ngay hiệu lực thi hành trên môi trường số. Theo đó, Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.

Hai là, luật mới đã kế thừa, sửa đổi, bổ sung khái niệm “chữ ký điện tử”, “chữ ký số”, “dấu thời gian”, “hợp đồng điện tử”, “dữ liệu số”, “dữ liệu chủ”, “môi trường điện tử”, “chứng thư điện tử”, “dịch vụ chứng thực chữ ký số”, “người trung gian”…

Theo Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023:

Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.

Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu…

Ba là, về hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử, luật quy định chi tiết cụ thể hơn những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ luật.

Cụ thể, Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023 đã quy định một cách cụ thể, rõ ràng hơn về những hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng luật.

Các hành vi bị cấm bao gồm:

– Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

– Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu.

– Giả mạo, làm sai lệch hoặc xóa, hủy, sao chép, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.

– Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

– Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử.

– Cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử.

– Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định.

Bốn là, về thông điệp dữ liệu, thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc, thông điệp dữ liệu có giá trị dùng làm chứng cứ tạo căn cứ pháp lý cho việc triển khai trên thực tế.

Thêm một điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023 là việc bổ sung thêm quy định về việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu.

Theo khoản 2 Điều 12 của Luật Văn bản giấy được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:

  • Thông tin trong văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như thông điệp dữ liệu;
  • Có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu;
  • Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi;
  • Trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này và phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy.

Việc đưa ra khái niệm chứng thư điện tử và đảm bảo giá trị pháp lý cho hình thức này là một bước đột phá lớn để thúc đẩy các hoạt động giao dịch điện tử trong các ngành, lĩnh vực và xã hội diễn ra toàn trình.

Năm là, về chữ ký điện tử, Luật Giao dịch điện tử cơ bản không thay đổi về nguyên tắc, chỉ khái quát hóa, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về chữ ký điện tử, chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số. Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài….

Theo Điều 23 của Luật về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử thì:

“Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy. Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó”.

Luật cũng quy định, chữ ký số là chữ ký điện tử đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây: Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu; Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận; Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký; Mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện; Phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số. Trường hợp chữ ký số chuyên dùng công vụ phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Trường hợp chữ ký số công cộng phải được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; Phương tiện tạo chữ ký số phải bảo đảm dữ liệu tạo chữ ký số không bị tiết lộ, thu thập, sử dụng cho mục đích giả mạo chữ ký; bảo đảm dữ liệu được dùng để tạo chữ ký số chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất; không làm thay đổi dữ liệu cần ký.

Sáu làvề giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử. Luật quy định giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Theo Điều 36 của Luật quy định về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:

“Các bên có quyền thỏa thuận sử dụng thông điệp dữ liệu, phương tiện điện tử một phần hoặc toàn bộ trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Bảy là, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước gồm: Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước; Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau; Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Về dữ liệu mở, Điều 43 của Luật quy định, Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ. Cơ quan nhà nước công bố dữ liệu mở để cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử, Điều 44 của Luật quy định như sau:

Cơ quan nhà nước phải bảo đảm kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc kết quả hoạt động công vụ khác không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đều có văn bản điện tử có giá trị pháp lý như văn bản giấy, có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. Cơ quan nhà nước phải tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.

Cơ quan nhà nước phải sẵn sàng phương án trong tình huống khẩn cấp, trong tình huống xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động trên môi trường mạng trực tuyến và phương án ứng cứu, khắc phục sự cố, duy trì hoạt động giao dịch bình thường.
Cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước.

Tám làvề hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử so với Luật Giao dịch điện tử (năm 2005), Luật Giao dịch điện tử mới đã bổ sung quy định cụ thể các loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; tài khoản giao dịch điện tử; trách nhiệm của chủ quán hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử đặc biệt là với các nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử có quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam lớn và rất lớn…

Theo đó, Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo chủ quản hệ thống thông tin; chức năng, tính năng của hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; quy mô, số lượng người sử dụng tại Việt Nam hoặc số lượng truy cập hằng tháng từ người sử dụng tại Việt Nam.

Về tài khoản giao dịch điện tử Luật quy định: Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để thực hiện giao dịch điện tử, nhằm lưu trữ lịch sử giao dịch và bảo đảm chính xác trình tự giao dịch của chủ tài khoản, có giá trị chứng minh lịch sử giao dịch của các bên tham gia theo quy định tại khoản 4 Điều này.

Tính pháp lý của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) khi áp dụng có được đảm bảo cho doanh nghiệp và người dân hay không? (Làm sao để biết có đúng vai trò, chức năng hay không)

Luật sư Đặng Phương Chi – Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) :

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) bổ sung chính sách phát triển giao dịch điện tử nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm tự nguyện lựa chọn thực hiện giao dịch điện tử; tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử, hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch điện tử, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Đồng thời, phát triển giao dịch điện tử toàn diện để thực hiện trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng phương tiện điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số; tối ưu hóa quy trình, rút ngắn thời gian xử lý, thuận tiện hơn so với các phương thức giao dịch khác. Áp dụng đồng bộ cơ chế, các biện pháp khuyến khích ưu đãi tạo điều kiện phát triển giao dịch điện tử; ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực trong giao dịch điện tử, đặc biệt tại khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Thông điệp dữ liệu được sử dụng và có giá trị như bản gốc khi đáp ứng các yêu cầu: Thông tin trong thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Thông tin trong thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi thông tin đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu; thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh.

Thông điệp dữ liệu có giá trị dùng làm chứng cứ là thông điệp dữ liệu được dùng làm chứng cứ theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng. Giá trị dùng làm chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, gửi, nhận hoặc lưu trữ thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo, gửi, nhận thông điệp dữ liệu và các yếu tố phù hợp khác.

Công ty luật TGS đã áp dụng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) ra sao? Việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) như hợp đồng điện tử, chữ ký số giúp ích gì cho Công ty Luật TGS trong công việc.

Luật sư Đặng Phương Chi – Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) :

Hiện tại, dựa vào chủ thể tham gia giao dịch điện tử mà trên thực tế giao dịch điện tử được chia thành  9 nhóm như sau:

Nhóm 1: B2B: Business to Business: Doanh nghiệp với doanh nghiệp. Nhóm này được hiểu là giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây cũng là hình thức giao dịch thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Nhóm 2: B2C: Business to Consumer: Doanh nghiệp với khách hàng. Nhóm này được hiểu là giao dịch điện tử được thiết lập giữa doanh nghiệp và khách hàng nhăm mục đích thương mại.

Nhóm 3: B2E: Business to Employee: Doanh nghiệp với nhân viên. Đây là giao dịch điện tử được thiết lập giữa doanh nghiệp với nhân viên. Kênh giao dịch này thường được áp dụng ở doanh nghiệp lớn nhằm mục đích thông tin, quản lý trong doanh nghiệp.

Nhóm 4: B2G: Business to Goverment: Doanh nghiệp với Chính phủ. Đây là nhóm giao dịch điện tử được thiết lập giữa doanh nghiệp và chính phủ nhằm mục đích cho việc mua bán giữa doanh nghiệp và khối hành chính công.

Nhóm 5: G2B: Coverment to Business: Chính phủ với doanh nghiệdp. Đây là nhóm giao dịch điện tử được thiết lập giữa Chính phủ (khối hành chính công) với Doanh nghiệp, các giao dịch điện tử này không mang tính chất thương mại mà thường là cung cấp các thông tin về pháp luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ, thủ tục hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp. Đây là một trong các yếu tố chính để xây dựng Chính phủ điện tử. Việt Nam cũng đang trong tiến trình triển khai mô hình giao dịch điện tử này.

Nhóm 6: G2G: Goverment to Goverment: Chính phủ với Chính phủ. Đây là nhóm giao dịch điện tử được thiết lập giữa các tổ chức chính phủ khác nhau với nhau.

Nhóm 7: G2C: Goverment to Citizen: Chính phủ với Công dân. Đây là nhóm giao dịch điện tử được thiết lập giữa Chính phủ và Công dân nhằm triển khai các chính sách, thủ tục hành chính công.

Nhóm 8: C2C: Consumer to Consumer: Khách hàng với Khách hàng. Đây là nhóm giao dịch điện tử được thiết lập giữa người tiêu dùng với nhau. Biểu hiện của mô hình này là sàn thương mại điện tử hoạt động bằng hình thức bán đấu giá trực tuyên, rao vặt trên mạng.

Nhóm 9: Consumer to Business: Khách hàng với doanh nghiệp. Đây là nhóm giao dịch điện tử được thiết lập giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thể hiện qua việc doanh nghiệp thu thập ý tưởng hữu ích từ người tiêu dùng, người dùng cung cấp sản phẩm, vật liệu cho doanh nghiệp và doanh nghiệp trả tiền cho người dùng.      

Khi việc giao dịch điện tử được thiết lập sẽ có những ưu điểm hơn so với giao dịch truyền thống đó là:

– Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho các bên tham gia giao dịch điện tử;

– Không bị trở ngại bởi không gian địa lý, chênh lệch thời gian, chỉ cần có thiết bị kết nối mạng internet thì bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể thiết lập một giao dịch điện tử với bên còn lại dù ở bất cứ đâu và thời điểm nào;

 Minh bạch trong việc thực hiện giao dịch vì mọi thao tác đều được lưu trữ trên hệ thống thiết lập giao dịch điện tử;

– Không tốn chi phí cho mặt bằng;

– Mở rộng phạm vi tiếp cận đối tác, khách hàng.

Chính vì vậy, chúng tôi rất mong chờ những sửa đổi của Luật Giao dịch điện tử sẽ là tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện, đầy đủ, thuận lợi cho để doanh nghiệp chuyển đổi số, theo kip được công nghệ 4.0 đang rầm rộ phát triển của thế giới.

»» BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Ý kiến của Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã được đăng tải trên kênh truyền hình VTC9

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!