9 câu hỏi tổng hợp về thẻ tín dụng mà khách hàng thắc mắc

Có phải thế chấp tài sản mới được làm thẻ tín dụng?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN, ngày 30/6/2016 của Ngân hành Nhà nước Việt Nam thì “Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ”.  

Do đó, không phải thế chấp tài sản mới được làm thẻ tín dụng, nếu là cá nhân thì chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN, ngày 30/6/2016 “Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước”. Trường hợp chủ thẻ phụ thì chỉ cần từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ tín dụng theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN, ngày 25/12/2019. Đối với trường hợp chủ sử dụng thẻ phụ là người nước ngoài thì phải được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.

Còn đối với tổ chức thì cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN ngày 25/12/2019: “Tổ chức đủ điều kiện mở tài khoản thanh toán được sử dụng thẻ ghi nợ. Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức đó hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư này.”.

Như vậy, về nguyên tắc thì chủ thẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của TCPHT khi ký hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp. Khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng Mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các Khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với TCPHT và chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Thông tư số 26/2017/TT-NHNN ngày 30/6/2016 và điểm b khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN, ngày 25/12/2019, không cần phải thế chấp tài sản.

Có nên làm thẻ tín dụng để mua nhà, ô tô hoặc kinh doanh?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Nhiều Ngân hàng cho phép chủ thẻ được hưởng mức lãi suất 0% trong 45 ngày, nếu thanh toán tiền đúng hạn bạn sẽ tiếp tục được hưởng mức lãi suất ưu đãi này. Tuy nhiên, khi chủ thẻ trả tiền muộn hơn so với thời hạn thanh toán, mức lãi suất quá hạn được quy định khá cao và biến động theo quy định từng Ngân hàng, đồng thời phải chịu các khoản chi phí phạt trả chậm. Vì vậy, chỉ nên dùng thẻ cho các khoản chi tiêu mà mình chắc chắn sẽ thanh toán hết ngay trong tháng hoặc chậm nhất là sau 45 ngày, không nên sử dụng quá 50% hạn mức thẻ, kiểm tra hạn mức của thẻ sau mỗi lần sử dụng.

Tùy vào từng nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau mà hạn mức tín dụng của mỗi loại thẻ là khác nhau. Hầu hết mức lãi suất của thẻ tín dụng thường khá cao (trên 10%), chưa tính các khoản phí phạt trả chậm, cộng dồn nợ lãi suất, có thể khiến không ít người trở thành con nợ của thẻ tín dụng khi đáo hạn muộn. Đặc biệt hình thức dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt cũng sẽ bị tính lãi suất ngay từ khi rút tiền, đây là cách để ngân hàng có thể kiểm soát hành vi người sử dụng, giảm thiểu tình trạng phát sinh nợ xấu nếu người dùng không còn khả năng chi trả.

Do đó việc làm thẻ tín dụng để mua nhà, ô tô hoặc kinh doanh là không nên, việc lạm dụng thẻ tín dụng cũng sẽ là rủi ro lớn mà nhiều người mắc phải khi dùng thẻ không kiểm soát, khiến việc chi tiết bị vượt mức và mức lãi suất tăng dần. Vấn đề bảo mật của thẻ tại Việt Nam tuy đã được cải thiện nhiều, nhưng tình trạng bị đánh cắp thông tin và trộm thẻ vẫn có nguy cơ xảy ra. Như vậy, mọi người sân nên cân nhắc việc đăng ký một khoản vay cá nhân thay vì dùng thẻ tín dụng. Mặc dù, hiện nay nhiều Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng có chức năng trả góp với lãi suất 0% khi mua hàng hàng hóa dành cho các cá nhân, tổ chức sử dụng thẻ tín dụng.

Các loại phí và lệ phí có thể phải thanh toán khi sử dụng TTD?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Các loại phí và lệ phí phải thanh toán khi sử dụng tẻ tín dụng là các phí mà các chủ thẻ bắt buộc phải thanh toán bất kể họ có sử dụng thẻ thường xuyên hay không. Đây là những loại phí được biết đến nhiều hơn bởi vì chúng là những loại phí mà buộc người sử dụng phải thanh toán trước mới có thể sử dụng thẻ. Cụ thể:

  1. Phí Ứng dụng, quản lí, quá trình: Đây là khoản phí bất cứ khi ai đăng nhập sử dụng thẻ điều phải chịu. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phát hành thẻ sẽ không tính thêm các phí này nhưng một vài nhà phát hành thẻ sẽ vẫn tính phí với các tài khoản vô danh hoặc các phí lớn hơn nếu họ đang cung cấp quà tặng miễn phí như hành lí hoặc thiết bị điện tử khi bạn cần.
  2. Phí thường niên: Đây là khoản phí mà chủ thẻ bắt buộc phải trả cho ngân hàng hàng năm để duy trì thẻ. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ vẫn mất phí thường niên cho dù có sử dụng thẻ hay không. Mức phí này sẽ phụ thuộc vào loại thẻ tín dụng và quy định của từng ngân hàng.
  3. Phí chậm thanh toán: Sử dụng thẻ tín dụng cũng đồng nghĩa với việc bạn vay ngân hàng một khoản hạn mức tín dụng, chi tiêu trước và trả tiền sau. Vì nghĩa vụ của người vay là cần phải trả nợ đúng hạn. Nếu không bạn phải chịu thêm một khoản phí phát sinh là phí chậm thanh toán.
  4. Lãi suất: Lãi suất thẻ tín dụng là số tiền mà chủ thẻ tín dụng phải chịu khi rút tiền mặt hoặc không trả đủ số nợ hoặc không trả nợ đúng thời hạn. Tùy vào từng thời kỳ, từng loại thẻ và từng ngân hàng mà áp dụng mức lãi suất khác nhau. Nếu không thanh toán đủ hoặc đúng hạn số dư trên sao kê, ngân hàng sẽ thu lãi cho toàn bộ giao dịch
  5. Phí rút tiền: Vì chức năng chính không phải là rút tiền mặt nên khi rút tiền từ thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu mức phí rút tiền khá cao.
  6. Phí giao dịch ngoại tệ: Thẻ tín dụng có phạm vi sử dụng để thanh toán toàn cầu. Tuy nhiên, khi thanh toán tại nước ngoài bạn sẽ phải sử dụng tiền tệ của nước họ. Và các ngân hàng sẽ phải chuyển đổi số tiền của bạn thành ngoại tệ. Vậy nên khi bạn thanh toán tại nước ngoài, ngân hàng sẽ thu thêm một khoản phí là phí giao dịch nước ngoài.
  7. Phí chuyển số dư: Chuyển khoản số dư thường được sử dụng khi một người sử dụng thẻ tín dụng muốn chuyển số dư từ một hoặc nhiều thẻ tín dụng tới thẻ tín dụng khác với tỷ lệ lãi suất thấp hoặc lãi suất 0% trong khoảng thời gian 6-12 tháng. Tất nhiên, số dư chuyển thường đi kèm với phí quá trình hay phí nhà nước- chiếm 1% số dư được chuyển và nó cũng có thể lên đến 100% khi chuyển giao lớn.
  8. Phí in sao kê: Phí này chỉ thu khi bạn có nhu cầu in sao kê tài khoản thẻ tín dụng
  9. Phí vượt hạn mức: Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa ngân hàng cho phép bạn chi tiêu thẻ tín dụng. Khi chủ thẻ cố gắng thực hiện các giao dịch vượt quá giới hạn, thẻ sẽ bị tính thêm phí vượt hạn mức khá cao. Mức phí này được tính dựa trên số tiền tiêu quá hạn. Vì thẻ tín dụng là hình thức nợ không có đảm bảo, vì thế nếu chủ thẻ không trả được nợ, ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ khó truy đòi tài sản và có thể gặp phải rủi ro lớn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến phí vượt hạn mức rất cao, có thể lên tới 15%/ số tiền vượt hạn mức.

Ngoài các khoản phí trên, còn có các khoản phí khác như: Phí dịch vụ đổi thẻ tín dụng hoặc làm lại thẻ khi bị mất; Phí thay đổi hạn mức tín dụng; Phí dịch vụ cấp lại hoặc lấy lại mã pin của thẻ tin dụng; Phí dịch vụ nhắn tin thông báo biến động số dư tài khoản và một số các khoản chi phí khác nếu có tùy theo quy định của từng tổ chức tín dụng.

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng được không?

 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Thẻ tín dụng có hai chức năng đó là thanh toán chi tiêu và rút tiền. Trong đó tính năng rút tiền thẻ tín dụng là dịch vụ ứng tiền hợp pháp từ Ngân hàng bằng thẻ tín dụng vào những lúc chủ thẻ cần sử dụng tiền mặt gấp.

Nhiều người dùng vẫn coi thẻ tín dụng như một chiếc thẻ ATM thông thường và thoải mái rút tiền mặt từ thẻ ra tiêu xài. Tuy nhiên, chức năng chính của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải để rút tiền. Hầu hết các ngân hàng hiện nay cho phép chủ thẻ tín dụng rút tiền qua cây ATM, một số đơn vị cho phép khách hàng rút tiền bằng cách gọi cho tổng đài. Cách rút tiền thẻ tín dụng qua POS hay qua bên trung gian bị ngân hàng cấm vì đây là hành động vi phạm pháp luật. Chủ thẻ nên lưu ý để sử dụng đúng chức năng thẻ tín dụng.

Mặc dù, thẻ tín dụng có chức năng rút tiền, nhưng bạn nên hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng để tránh những khoản phí và lãi suất cao ngất ngưởng của Ngân hàng như: phí rút tiền mặt, lãi suất rút tiền mặt tính từ ngày bạn rút tiền cho đến khi bạn thanh toán, phí giao dịch ATM,… dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao, không thể kiểm soát tài chính, nguy cơ bị thu hồi và khóa thẻ tín dụng, rủi ro vi phạm pháp luật và lộ thông tin thẻ khi rút tiền qua bên thứ ba,…

Làm thẻ tín dụng song không dùng đến có bị tính lãi không?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Thông thường khi mở thẻ tín dụng, dù chưa kích hoạt thẻ để sử dụng nhưng Ngân hàng đã thu phí phát hành thẻ, phí thường niên (phí duy trì hoạt động hàng năm của thẻ). Hiện nay, nhiều Ngân hàng miễn phí mở thẻ tín dụng và miễn phí thường niên nhưng vẫn có thu khoản phí này. Do đó, khi mở thẻ tín dụng và không kích hoạt thẻ để sử dụng thì bạn vẫn mất một số phí cơ bản như phí phát hành, phí thường niên. Mức phí cụ thể tùy thuộc vào từng sản phẩm thẻ tín dụng và quy định của từng Ngân hàng.

Vì vậy, nếu không có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng thì nên hủy bỏ thẻ để tránh các rủi ro pháp lý có thể phát sinh liên quan đến các loại chi phí của người sử dụng thẻ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng.

Lãi suất khi dùng thẻ tín dụng là bao nhiêu?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Trả lời:

Lãi suất khi sử thẻ tín dụng là khoản tiền chủ thẻ tín dụng phải chịu khi thực hiện rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng hoặc thanh toán không đúng hạn toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng của tháng trước. Lãi suất áp dụng với dư nợ của từng loại thẻ tín dụng thực hiện theo biểu lãi suất do Ngân hàng quy định áp dụng với loại thẻ tín dụng đó tại từng thời kỳ. Tuy nhiên, thường thì các Ngân hàng sẽ thu mức lãi suất phải trả từ 5% trở lên đối với số dư nợ hay tối thiểu số tiền còn lại trong thẻ tín dụng.

Lãi suất giao dịch rút tiền mặt tại ATM hoặc ứng tiền mặt tại thiết bị đọc thẻ POS: Chủ thẻ sẽ chịu lãi suất trên khoản tiền đã rú và phí rút tiền mặt kể từ ngày chủ thẻ thực hiện giao dịch cho đến ngày trả hết nợ.

Lãi suất khi thực hiện các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ như: Vào ngày đến hạn thanh toán, nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư trên sao kê (bao gồm dư nợ của kỳ trước, dư nợ rút tiền mặt và thanh toán hàng hóa, dịch vụ, lãi, phí, phạt (nếu có) của kỳ sao kê đó, ngân hàng sẽ không thu lãi cho toàn bộ giao dịch trong kỳ sao kê đó của chủ thể. Trường hợp vào ngày đến hạn thanh toán, chủ thẻ trả nợ ít nhất bằng khoản thanh toán tối thiểu, ngân hàng sẽ tính lai đối với tất cả các giao dịch trong kỳ sao kê kể từ ngày giao dịch thẻ được cập nhật vào hệ thống quản lý thẻ của ngân hàng cho đến ngày chủ thẻ trả nợ, phần dư nợ còn lại (gốc, lãi, phí, phạt – nếu có) chưa thanh toán sẽ tiếp tục bị tính lãi và được thể hiện trên sao kê của kỳ sao kê tiếp theo.

Hiện nay, ở mỗi ngân hàng có một quy định riêng về lãi suất thẻ tín dụng. Bởi vậy, khi quyết định đăng ký mở thẻ, bạn nên tìm hiểu và chọn ngân hàng hoặc chọn dòng thẻ có lãi suất quá hạn thẻ ưu đãi thấp nhất.

Khi nào thì bị nợ xấu? Nợ xấu nhiều có bị pháp luật phạt không?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Đối với Ngân hàng, cho vay và thu nợ là hai mặt của một vấn đề. Tại Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã xác định khoản nợ xấu gồm: “Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017; khoản nợ được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực”.

Hiện nay, pháp luật chưa có một văn bản cụ thể nào về việc nợ xấu có bị pháp luật phạt hay không. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng cho vay giữa tổ chức tín dụng và người vay là quan hệ pháp luật dân sự. Do đó, khi bên vay không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng có quyền kê biên xử lý tài sản bảo đảm để thi hành án hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự buộc người vay phải trả lại toàn bộ số tiền gốc và các khoản tiền lãi, phạt vi phạm phát sinh nếu có.

Trường hợp, nguyên nhân chính dẫn đến việc nợ xấu nhiều là do khi đến thời hạn trả nợ cho Ngân hàng mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nghiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luạt hình sự năm 2015 với mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Tùy theo, tính chất mức độ thực hiện hành vi phạm tội (nếu có). Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bị nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định: “Thẻ tín dụng là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ”.

Do đó, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN, ngày 30/6/2016 thì cá nhânchỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện “Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước”. Trường hợp chủ thẻ phụ thì chỉ cần từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ tín dụng theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN, ngày 25/12/2019. Đối với trường hợp chủ sử dụng thẻ phụ là người nước ngoài thì phải được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.

Còn đối với tổ chức thì cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN ngày 25/12/2019: “Tổ chức đủ điều kiện mở tài khoản thanh toán được sử dụng thẻ ghi nợ. Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức đó hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư này”.

Tuy nhiên, thực tế ngoài các quy định nêu trên người muốn là thẻ tín dụng cần đáp ứng được tất cả các điều kiện, hồ sơ theo yêu cầu của từ Ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ xây dựng những điều kiện khác nhau cho khách hàng khi muốn mở thẻ tín dụng đề phù hợp với tổ chức của mình. Dó đó, mỗi một Ngân hàng thường có những điều kiện cơ bản sau:

  • Khách hàng có thu nhập ổn định: đây được xem là cách chứng minh khả năng trả nợ trong quá trình vay vốn. Khách hàng có thể mở thẻ tín dụng bằng lương trả theo hàng tháng, sổ tiết kiệm, chứng từ tiền gửi hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.
  • Người vay phải có quốc tịch Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
  • Khách hàng cần có lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu tại bất cứ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào. Ngân hàngmà bạn muốn làm thẻ tín dụng sẽ dựa vào lịc sử vay vốn trên hệ thống CIC để kiểm tra trước khi tiến hành làm thẻ.

Như vậy, hầu hết các Ngân hàng sẽ không mở thẻ tín dụng cho các cá nhân, tổ chức đang có nợ xấu, thậm chí không thể vay vốn ở bất cứ đâu. Do vậy, nếu muốn mở lại thẻ tín dụng thì bắt buộc phải trả hết nợ xấu và lịch sử tín dụng phải được xóa khỏi hệ thống CIC theo quy định của pháp luật.

Bị nợ xấu nhưng không đủ khả năng chi trả, phải làm sao?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:

Mối quan hệ giữa người cho vay và người vay là mối quan hệ giao dịch dân sự được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự. Theo đó, khi không có khả năng trả thì người vay có thể đề nghị Ngân hàng tạo điều kiện về thời gian trả nợ cũng như cắt giảm các khoản tiền lãi, tiền phạt chậm thanh toán,… hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng về việc không có khả năng trả nợ.

Việc không có khả năng trả nợ, Ngân hàng cũng có thể khởi kiện người vay yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết buộc thực hiện nghĩa vụ trả nợ toàn bộ số tiền nợ và lãi phát sinh hoặc yêu cầu cơ quan THADS đã thực hiện việc kê biên theo quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự trước ngày 15/8/2017 thì vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự theo Công văn 3022/TCTHADS-NV1 năm 2017 về hướng dẫn nội dung liên quan đến triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành ngày 15/08/2017.

Trường hợp, nguyên nhân chính dẫn đến việc không có khả năng trả lại tài sản do đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nghiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luạt hình sự năm 2015 với mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Tùy theo, tính chất mức độ thực hiện hành vi phạm tội (nếu có). Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS đã được đăng tải trên Báo điện tử VnExpress (Cơ quan ngôn luận của Bộ Khoa học & Công Nghệ Việt Nam):

https://vnexpress.net/8-thac-mac-ve-su-dung-the-tin-dung-4343503.html.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!