Giải pháp đảm bảo có nhà ở cho người thu nhập thấp

Nhu cầu về nhà ở trong xã hội là vô cùng lớn, đặc biệt tại các khu đô thị lớn có lượng nhập cư đông đúc trong khi quỹ đất hạn hẹp. Nhà nước luôn đề cao tới sự công bằng trong xã hội, tạo điều kiện để mọi đối tượng đều có khá năng được sở hữu nhà ở cho riêng mình. Với các đối tượng là người có thu nhập thấp, người nghèo gặp khó khăn về nhà ở, họ có thể lựa chọn mua nhà ở xã hội với giá thấp do sự hỗ trợ của chính sách.

Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là một trong những văn bản ra đời dựa trên tinh thần phát triển nhà ở xã hội của Nhà nước nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.

Tuy nhiên, sau một vài năm thi hành, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP đã bộc lộ bất cập, vẫn còn tình trạng thiếu nhà ở xã hội, cho đến cuối năm 2020, mới chỉ hoàn thành được khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra là đến năm 2020 hoàn thành 12,5 triệu mét vuông nhà ở xã hội.

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng Hãng luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), cần phải có sự sửa đổi bổ sung nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi của nhân dân, duy trì sự cân bằng xã hội.

Luật sư Hùng cho biết: theo Nghị định 100 trên, Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất, bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội.

Ngược lại theo Khoản 2 Điều 5, quy định dự án dưới 10 ha, chủ đầu tư được lựa chọn hình thức nộp bằng tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% theo giá đất mà chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước nhằm bổ sung vào ngân sách địa phương dành để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn. Nhiều đơn vị, chủ đầu tư đã lợi dụng chính sách này, chia nhỏ dự án, không vượt quá 10ha đất, sau đó trốn tránh nộp số tiền tương đương phải nộp.

Có cần thiết phải thay đổi

Việc thay đổi cần thiết và tiến bộ nhằm hướng tợi lợi ích của nhân dân, cụ thể là với nhóm đối tượng là người nghèo, người có thu nhập thấp, người có công với cách mạng. Việc hỗ trợ về nhà ở cho nhóm đối tượng này nhằm hạn chế sự mất cân bằng và phân biệt giai cấp trong xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế của cá nhân phát triển kéo theo sự phát triển chung của toàn xã hội, hoặc vù mục đích đền ơn đáp nghĩa.

Tuy nhiên, tính chất của việc xây dựng nhà ở xã hội là mang tinh thần nhân đạo, có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước nên lợi nhuận đem lại cho các Nhà đầu tư không cao bằng việc xây dựng nhà ở đô thị thông thường. Mặc dù, Nhà nước có những ưu đãi riêng đối với các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhưng vẫn còn rất ít nhà đầu tư chịu đầu tư vào hạng mục này Điều này lâu dần sẽ dẫn đến việc thu hẹp dự án nhà ở xã hội, không đáp ứng đủ nhu cầu của đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở của Nhà nước.

Do vậy, nếu không có sự sửa đổi của pháp luật thì sẽ tạo ra một lỗ hổng cho các chủ đầu tư, các doanh nghiệp có thể lách luật dễ dàng và ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển của Nhà nước đề ra, ảnh hưởng đến quyền lợi của một bộ phận không nhỏ trong xã hội.

Sửa đổi như thế nào?

Các quan, các bộ liên quan không phải là không nắm bắt được thực trạng này, phía Bộ Xây dựng cũng đang tiến hành quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2015/NĐ-CP, trong đó có hai phương án được Bộ Xây dựng đề nghị xin ý kiến của thành viên Chính phủ để giải quyết tình trạng trên như sau: Phương án 1: Dự án tại các đô thị loại đặc biệt và loại I có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên, dự án tại các đô thị loại II và III có quy mô sử dụng đất là 5 ha trở lên phải dành quỹ đất 20%; Phương án 2: Dự án tại các đô thị loại đặc biệt và loại I có quy mô sử dụng đất từ 3 ha trở lên, dự án tại các đô thị loại II và III có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên phải dành quỹ đất 20%.

Theo Luật sư Hùng, phương án 2: Dự án tại các đô thị loại đặc biệt và loại I có quy mô sử dụng đất từ 3 ha trở lên, dự án tại các đô thị loại II và III có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên phải dành quỹ đất 20% có phần tối ưu hơn phương án 1. Bởi phương án 1 quy định dành 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội quy mô diện tích dự án từ 2 ha  và 5 ha sẽ khiến cho các chủ đầu tư khó hình thành dự án nhà ở xã hội độc lập với các tiện ích và dịch vụ của nhà ở thương mại thông thường. Tuy nhiên, cũng cần suy xét kỹ hơn về phương án đề xuất sửa đổi Nghị định lần này đã đầy đủ và tháo gỡ được hoàn toàn những khiếm khuyết hay chưa? Trên thực tế, không phải mọi dự án từ 10 ha trở lên đều phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án và cần thiết phải xây nhà ở xã hội. Do vậy, cần phân cấp thẩm quyền cũng như căn cứ vào quy hoạch phát triển đô thị, tình hình thực tế ở địa phương, nhu cầu nhà ở xã hội trong hiện tại và tương lai để quyết định dự án nhà ở xã hội nào có thể xây dựng trong từng dự án. Cũng cần có quy định, tiêu chuẩn nhất định nhằm hạn chế sự chuộc lợi từ chính sách của một số đối tượng.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */