Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu qua vụ tranh chấp nhãn hiệu “Tam Mao TV”
Hiện nay khi mà không gian mạng xã hội phát triển thì nhiều bạn trẻ cũng coi đó là môi trường khởi nghiệp với những ý tưởng và sản phẩm mới lạ. Tuy nhiên, họ lại không chú trọng đến việc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Đến khi sản phẩm thành công, bắt đầu phát triển doanh nghiệp thì phát hiện ra mình bị mất quyền bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm từ lúc nào không hay. Từ đó cho thấy lỗ hổng kiến thức pháp lý của các doanh nghiệp trẻ khiến họ gặp rắc rối hoặc dẫn đến việc tranh chấp pháp lý, rơi vào cảnh “mất bò mới lo làm chuồng”.
Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Hãng Luật TGS – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội:
Thương hiệu – xây khó, dễ mất. Đây là nguy cơ hàng đầu đối với doanh nghiệp. Thương hiệu – tài sản giá trị rất lớn được xây dựng trong thời gian dài,… nhưng lại có thể dễ dàng bị rơi vào tay người khác nếu doanh nghiệp chưa bảo hộ thương hiệu của mình. Đứng trước nền kinh tế thị trường chịu sức ép cạnh tranh hết sức khốc liệt, nhu cầu về việc tạo dựng thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường là mục tiêu cấp thiết mà các doanh nghiệp đều hướng tới. Thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ độc quyền về sở hữu trí tuệ là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu. Không chỉ doanh nghiệp, rất nhiều những các nhân có ảnh hưởng tới cộng đồng cũng cần xây dựng và bảo hộ thương hiệu cá nhân của riêng mình. Tuy nhiên, phần vì hiểu biết hạn chế, phần vì chưa có sự quan tâm, hay tâm lý ngại mà nhiều người đã phải gánh chịu hậu quả liên quan đến vấn đề bảo hộ thương hiệu này. Trường hợp của anh Lê Mạnh Cường – chủ kênh Youtube Tam Mao TV là một ví dụ điển hình.
Trên thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã có ý thức hơn trong việc xác lập, đăng ký nhãn hiệu nhưng sự quan tâm và ý thức ấy vẫn chưa đủ, trong khi đó nên kinh tế nước ta đang ngày một hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Nhiều nhãn hiệu, thương hiệu, sản phẩm đã được đăng ký, nhưng còn nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay hoặc chưa ý thức được vấn đề. Có nhiều doanh nghiệp có nhãn hiệu nhưng tự khai thác, chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến không tránh được việc bị mất nhãn hiệu, khi xảy ra cũng không thể đòi lại được.
Doanh nghiệp làm ăn chân chính dù bị đối thủ vô tình hay cố ý tranh chấp bản quyền nhãn hiệu thì hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín, thương hiệu đều bị ảnh hưởng. Ngay người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng xấu. Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Ngoài việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm soát nhãn hiệu trên thị trường, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Thậm chí phải thuê các đơn vị chuyên nghiệp để tư vấn chiến lược bảo hộ nhãn hiệu, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”.
Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt?
Theo Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh khi doanh nghiệp vừa mới được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động sẽ có rất nhiều điều cần tiến hành. Nhưng có một điều mà các chủ doanh nghiệp nên chú trọng là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Bởi khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không những giúp doanh nghiệp đặt nền móng vững chắc cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo cơ sở pháp lý tránh những tình huống phát sinh tranh chấp không đáng có xảy ra trong tương lai.
Thứ nhất, khi nhãn hiệu của doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ, lúc này mọi vấn đề liên quan đến nhãn hiệu đều phải được sự đồng ý của doanh nghiệp. Mọi lợi ích mang đến từ nhãn hiệu đều phải thông qua chủ sở hữu. Bất kỳ những hành vi vi phạm đến nhãn hiệu gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ dựa trên văn bằng bảo hộ. Nói cách khác văn bằng bảo hộ sẽ là cơ sở pháp lý bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của chính chủ doanh nghiệp.
Thứ hai, đây là cơ sở để tạo ưu thế cạnh tranh so với những đối thủ trên thị trường, khẳng định uy tín cho thương hiệu từ đó mang lại nguồn lợi nhuận dồi dào cho chính doanh nghiệp của bạn. Đăng ký nhãn hiệu sẽ góp phần làm gia tăng giá trị hàng hóa và quảng bá được thương hiệu. Khi lợi ích kinh tế được tăng lên thì uy tín của doanh nghiệp cũng tăng lên. Mang lại lợi ích to lớn khác như chuyển giao quyền sử dụng, hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp mình. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận diện tốt hơn trên thị trường. Khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp thương hiệu của công ty được biết đến rộng rãi. Bên cạnh đó tránh được tình trạng khi doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhưng nhãn hiệu chưa được đăng ký. Lúc này những thành phần có mục đích xấu có thể thực hiện đăng ký trước đối với nhãn hiệu và bạn sẽ gặp hoàn toàn bất lợi trong việc tranh chấp. Nếu không muốn vi phạm pháp luật cũng như tình trạng này xảy ra thì tốt nhất doanh nghiệp nên tự bảo vệ cho chính mình.
Không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ gây ra các rủi ro gì?
Thứ nhất, luật sở hữu trí tuệ quy định về tính độc quyền của chủ nhãn hiệu đối với nhãn hiệu đăng ký. Nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp không được cấp phép độc quyền sở hữu, sử dụng nhãn hiệu. Một khi giá trị thương hiệu ngày càng gia tăng thì việc không làm chủ sở hữu thương hiệu trở nên cực kỳ nguy hiểm, dễ xảy ra tranh chấp.
Thứ hai, khi tranh chấp về nhãn hiệu xảy ra, cơ sở pháp lý mạnh nhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng đó là quyền sở hữu về nhãn hiệu. Điều này có được nhờ việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm.
Thứ ba, hiện nay hiện tượng làm hàng nhái hàng giả các sản phẩm trên thị trường rất đa dạng. Nhiều doanh nghiệp đã thường xuyên phải đấu tranh với hiện tượng này. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất với hàng giả hàng kém chất lượng là sử dụng công cụ pháp lý. Việc đó có được nhờ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Thứ tư, nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền là dấu hiệu đảm bảo niềm tin cho người tiêu dùng. Dấu hiệu này vừa đảm bảo cho người tiêu dùng an tâm về trách nhiệm của doanh nghiệp. Và giúp phân biệt sản phẩm chính hãng và hành giả hàng nhái.
Thứ năm, toàn bộ các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu của bạn sẽ không hiệu quả, nếu không sở hữu thương hiệu.
Thứ sáu, nhiều thị trường uy tín trên thế giới như Nhật, EU, Mỹ… không cho phép nhập khẩu các sản phẩm dán nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ. Dưới tác động của việc gia nhập các liên minh kinh tế của Việt Nam, các điều kiện về bảo hộ thương hiệu càng trở nên ngặt nghèo. Vì vậy, không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đồng nghĩa với nguy cơ lớn đánh mất thị trường.
Theo Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh ngoài việc chủ sở hữu các sản phẩm trí tuệ thiếu kiến thức về pháp luật sở hữu trí tuệ thì bên cạnh đó, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ không đơn giản, cộng thêm chi phí khá cao, thời gian cấp phép, cấp bằng đối với nhãn hiệu cũng không ngắn, thường gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, dẫn đến việc chưa có sự quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ các tài sản sở hữu trí tuệ. Điều này có thể đẩy các doanh nghiệp lâm vào cảnh bị ăn cắp bản quyền, tài sản trí tuệ hoặc quan trọng hơn là các cáo buộc cạnh tranh hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu nói riêng, các sản phẩm trí tuệ nói chung là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!