Vụ việc KFC sử dụng tên của bậc Danh Tăng để đặt cho cửa hàng gà rán dưới góc nhìn pháp lý
Mới đây, chuỗi cửa hàng KFC vừa khai trương loạt cửa hàng mới và nhiều tên cửa hàng cũng sửa dụng tên riêng để đặt cho quán. Tuy nhiên một trong số đó lại khiến cộng đồng Phật tử bức xúc, không đồng tình việc sử dụng tên của vị Danh Tăng Thíc Quảng Đức để đặt tên cho cửa hàng KFC ở Quận Phú Nhuận – TP.HCM và cho rằng đây là hành vi phỉ báng, xác phạm đối với bậc danh tăng Phật giáo.
Được biết, Hòa thượng Thích Quảng Đức (hay còn gọi là Bồ tát Thích Quảng Đức), có thế danh là Lâm Văn Tuất. Ngài sinh năm 1897 tại thôn Hội Khánh (xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Trong suốt cuộc đời mình, Hoà thượng Thích Quảng Đức luôn trọn vẹn trong việc tu đạo, giữ gìn giới đức, hành hạnh đầu đà, tu tập trang nghiêm.
Nhận định sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) sẽ giải đáp một số câu hỏi sau đây:
Câu 1: Việc dùng tên một bậc danh Tăng để gọi một cửa hàng đồ ăn nhanh đặt ra vấn đề có vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc khi gọi tên cửa hàng hay không?
Tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 và các Điều 18, 19 Nghị định 01/2021 cho phép người đăng ký doanh nghiệp có quyền tự do đặt và đăng ký tên cho doanh nghiệp của mình bao gồm cả tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: (1) Không được đăng ký tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký (và vẫn đang hoạt động)…; (2) Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị,… để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp…; (3) Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một trong những tiêu chí khi xem xét tên doanh nghiệp có vi phạm hay không (đang gây nhiều tranh cãi) là trường hợp tên doanh nghiệp có sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, mà thế nào là vi phạm những điều vừa nêu thì chưa có văn bản pháp luật nêu rõ.
Hiện nay, pháp luật trao quyền xem xét, đánh giá tên doanh nghiệp có bị xem là phạm luật hay không cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nên việc có cấp phép trong các trường hợp tranh cãi hay không phụ thuộc ý chí chủ quan của cơ quan này. Việc cơ quan này đã cấp phép cho cửa hàng KFC Thích Quảng Đức chứng tỏ tên gọi của cửa hàng này không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ngoài ra cửa hàng này nằm trên Đường Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Quận, thành phố Hồ Chí Minh, việc đặt tên cửa hàng theo tên đường hiện nay cũng trở nên phổ biến và không còn xa lạ.
Câu 2: Theo Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn tên doanh nghiệp, nhìn chung, việc đặt tên doanh nghiệp vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc khi: (i) đặt trên trùng với tên danh nhân (trừ khi chủ doanh nghiệp đặt tên theo tên của mình nhưng tên chủ doanh nghiệp trùng một phần hoặc toàn bộ tên danh nhân), (ii) sử dụng tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược và tên những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ.; (iii) sử dụng tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người có tội với đất nước, với dân tộc. Nếu căn theo quy định này, việc dùng tên bậc danh tăng Hoà thượng Thích Quảng Đức gọi tên cửa hàng Gà rán KFC có thể bị coi là xúc phạm hoặc ít nhất khiếm nhã đối với Phật giáo và nhiều người phản đối dựa trên góc nhìn này. Tuy nhiên, điều đáng nói là Thông tư 10 hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2005, mà Luật Doanh nghiệp 2005 đã bị thay thế bởi Luật Doanh nghiệp 2014. Do vậy, hiện nay thông tư này cũng đã hết hiệu lực theo Luật Doanh nghiệp 2005. Và rất có thể còn có nhiều vụ việc khác liên quan đến lỗ hổng pháp lý này. Nếu đi đến tận cùng về pháp lý, nếu chuỗi cửa hàng Gà rán KFC không tự điều chỉnh bảng hiệu, banner quảng cáo cho phù hợp thì sẽ tạo ra hiểu lầm đáng tiếc và đề nghị chuỗi cửa hàng KFC phải xin lỗi Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cộng đồng Phật tử khi sử dụng tôn danh bậc Bồ tát đã vị pháp thiêu thân Thích Quảng Đức làm tên quán gà. Trước những nội dung này, luật sư đánh giá như thế nào về lỗ hổng pháp lý này, và cần có chế tài xử lý như thế nào đối với KFC cho thích đáng?
Tại Điều 2 Thông tư số 10/2014/TT-BVHTTDL xác định đặt tên doanh nghiệp trùng với tên danh nhân là vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, thông tư bày đã bị bãi bỏ bởi Thông tư số 05/2016/TT-BVHTTDL ngày 29/6/2016 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc lấy tên danh nhân đặt tên cho doanh nghiệp là việc làm góp phần tôn vinh những nhân vật lịch sử của nước ta. Tuy nhiên, việc dùng tên bậc danh tăng Hoà thượng Thích Quảng Đức gọi tên cửa hàng Gà rán KFC có thể bị coi là khiếm nhã đối với Phật giáo. Bởi vì cửa hàng Gà rán KFC là nơi ăn thịt Gà rán, uống rượu, tương phản với hình ảnh Thanh Tịnh, Giải Thoát, Cao Quý của Đức Phật.
Thực tế hoạt động nghề nghiệp nhận thấy các doanh nghiệp hiện không biết tên nào là tên danh nhân và không được dùng, vì không có một danh sách tên danh nhân nào để tham khảo cả. Tiêu chí xác định ai là danh nhân cũng không có, dễ dẫn đến tình trạng cán bộ cấp phép theo cảm tính. Sở Kế hoạch – đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cũng được, từ chối cấp phép cũng được. Hoàn toàn không có cơ sở pháp lý để trả lời cho doanh nghiệp. Do đó trên cương vị chính quyền chúng ta phải cân nhắc xem khi quyết định như thế chúng ta có gây bất ổn hoặc bất mãn cho thành phần dân chúng khác không? Quyết định đó có gây tổn thương đến tâm linh, văn hóa và đạo đức dân tộc không?
Theo tôi trách nhiệm của chính quyền trong việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh như thế nào cho hợp lý cần phải cân nhắc, xem xét kỹ càng để làm cho cộng đồng sống trong hòa thuận, chứ không phải tạo thêm mâu thuẫn, bất ổn cho cộng đồng. Bằng quyết định can đảm và sáng suốt, nếu chính quyền sở tại thành công trong việc yêu cầu chủ nhân đổi tên quán, sẽ tạo một tiền lệ tốt đẹp là tự hậu sẽ không còn việc lạm dụng tên tuổi của những danh nhân, anh hùng dân tộc, giáo chủ các tôn giáo cho những mục tiêu, tổ chức, kinh doanh không đúng đắn.
»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:
Báo Pháp Luật Việt Nam đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS: https://baophapluat.vn/kfc-dung-ten-cua-danh-tang-de-dat-cho-quan-ga-ran-tuong-phan-voi-hinh-anh-thanh-tinh-cao-quy-cua-duc-phat-post456957.html
Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!