Quan điểm của Luật sư NGUYỄN VĂN TUẤN về việc: Thiết chế Luật sư công tại Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược.”

  1. Việt Nam cần thiết phải có thiết chế luật sư công ko?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội), hoàn toàn ủng hộ hộ việc xây dựng thiết chế luật sư công. Bởi:

Sau 6 năm triển khai thực hiện Luật TGPL năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, hoạt động TGPL đã được đánh giá cao trong việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên hoạt động TGPL này lại đang chỉ nhắm tới đối tượng là những người yếu thế trong xã hội (người thuộc hộ nghèo, trẻ em, người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi,…) mà chưa đề cập đến nhóm chủ thể là cơ quan quản lí nhà nước, các đơn vị công lập… Đây là nhóm chủ thể càng ngày càng tham gia nhiều vào các vụ việc tố tụng và cũng rất cần có luật sư để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của mình.Do đó, Luật sư công có thể giúp đảm bảo mọi đối tượng đều được bảo vệ quyền lợi một cách công bằng trước pháp luật kể cả cơ quan quản lí nhà nước, các đơn vị công lập.

Việc xây dựng thiết chế luật sư công thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền con người và tiếp cận công lý.

Việc sử dụng Luật sư công sẽ giúp Quốc gia tiết kiệm được một khoản tiền lớn thuê Luật sư nước ngoài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế,…. Đồng thời, đảm bảo giữ bí mật trong việc bảo vệ các thông tin liên quan đến chủ trương, chính sách của Việt Nam, nhất là thông tin nội bộ có tính nhạy cảm, không công khai trong quá trình hỗ trợ Chính phủ giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế.

Ngoài ra, thông qua thực tiễn hoạt động, luật sư công có thể phát hiện những bất cập, chồng chéo, khó thực thi của pháp luật và đề xuất sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo tính khách quan, công bằng và tuân thủ pháp luật.

Thiết chế Luật sư công giúp giảm “áp lực” cho hệ thống TGPL Nhà nước bởi hiện nay, một số Trung tâm TGPL Nhà nước ở một số địa phương đang bị quá tải. Đội ngũ thực hiện TGPL còn ít so với nhu cầu được TGPL của người dân.

Có thể thấy, thiết chế luật sư công góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho mọi người dân, đồng thời góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thúc đẩy hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển thiết chế luật sư công tại Việt Nam là vô cùng cần thiết

  1. Chúng ta cần những điều kiện gì để hoạt động của thiết chế này được hiệu quả?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội), cho biết: Để hoạt động của thiết chế này được hiệu quả tại Việt Nam, cần có một số điều kiện cơ bản và sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía nhà nước, các cơ quan chức năng và toàn xã hội. Cụ thể:

Thứ nhất, xây dựng khung pháp lý rõ ràng về tổ chức, hoạt động và trách nhiệm của luật sư công như: thể chế hóa vai trò cụ thể của luật sư công cũng như các yêu cầu về trình độ, kỹ năng, ngoại ngữ của luật sư công; quy định về trình tự, thủ tục thuận lợi cho hoạt động của đội ngũ luật sư công; các cơ chế, chính sách thuận lợi cho việc đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng và trình độ ngoại ngữ của luật sư công; đạo đức nghề nghiệp của luật sư công…

Thứ hai, nguồn lực tài chính đầy đủ và ổn định: Nhà nước cần đảm bảo ngân sách cho hệ thống luật sư công đầy đủ và ổn định, bởi việc chi trả cho đội ngũ luật sư công là cần thiết. Một hệ thống luật sư công sẽ yêu cầu đầu tư đáng kể vào chi phí hoạt động, đặc biệt là lương cho các luật sư, chi phí đào tạo và các chi phí liên quan khác.

Thứ ba, có cơ chế giám sát minh bạch bằng cách thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của luật sư công nhằm đảm bảo hiệu quả và tránh lạm dụng.

  1. Anh đánh giá như thế nào về vai trò của thiết chế luật sư công trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế sâu rộng, vai trò của thiết chế luật sư công ngày càng trở nên quan trọng, không chỉ đáp ứng các yêu cầu quốc tế mà còn nâng cao năng lực bảo vệ quyền lợi công dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và cải thiện hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Cụ thể:

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào các thị trường toàn cầu, kéo theo nhiều nguy cơ tranh chấp pháp lý xuyên biên giới. Với sự hỗ trợ của luật sư công, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) – vốn chiếm đa số tại Việt Nam – có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tư vấn pháp lý chất lượng với chi phí hợp lý, giúp họ tuân thủ quy định pháp luật trong nước và quốc tế từ đó xây dựng uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Luật sư công có thể tham gia vào việc phổ biến pháp luật và giám sát các hành vi kinh doanh, ngăn chặn các hành vi lạm dụng, gian lận. Trong các tranh chấp thương mại quốc tế, luật sư công có thể đại diện doanh nghiệp Việt Nam, đảm bảo quyền lợi trước các đối tác nước ngoài.

Việc chú trọng sử dụng đội ngũ luật sư công trong nước thay vì luật sư/hãng luật sư nước ngoài sẽ giúp Chính phủ tiết kiệm ngân sách nhà nước. Kinh nghiệm thực tiễn từ các vụ tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế cho thấy chi phí thuê luật sư, hãng luật nước ngoài rất tốn kém với số tiền có thể lên đến hàng triệu đô-la Mỹ. Do vậy, khi thiết chế luật sư công được xây dựng, việc sử dụng luật sư Việt Nam tư vấn và tranh tụng sẽ giúp tiết kiệm cho ngân sách nhà nước và giảm chi phí pháp lý trong việc theo đuổi vụ kiện.

Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như WTO, ASEAN, và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs). Việc xây dựng thiết chế luật sư công thể hiện sự cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quyền tiếp cận pháp lý và bảo vệ quyền con người.

Thiết chế luật sư công cũng là một trong những công cụ quan trọng để cải cách tư pháp theo hướng minh bạch, công bằng và hiệu quả hơn. Một hệ thống pháp luật vững chắc và công bằng, được hỗ trợ bởi thiết chế luật sư công, sẽ là nền tảng để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Liên Hợp Quốc đề ra. Từ đó tạo ấn tượng tốt với cộng đồng quốc tế, thu hút đầu tư và hợp tác kinh tế.

Như vậy, thiết chế luật sư công không chỉ cần thiết mà còn mang ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

  1. Thiết chế luật sư công nên hoạt động trong những lĩnh vực nào sẽ đem lại hiệu quả cao nhất?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội), cho biết:

Thiết chế luật sư công nên tập trung vào các lĩnh vực gắn liền với lợi ích thiết thực của doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng, đồng thời đóng vai trò cầu nối giữa luật pháp và đời sống thực tế. Hoạt động trong các lĩnh vực này không chỉ giúp phát huy hiệu quả mà còn góp phần xây dựng một xã hội công bằng, minh bạch, và phát triển bền vững.

  • Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trong việc đăng ký kinh doanh, lập kế hoạch pháp lý, và xây dựng bộ máy hoạt động hợp pháp. Đại diện hoặc hỗ trợ doanh nghiệp trong các tranh chấp hợp đồng, thương mại, hoặc lao động; Tư vấn doanh nghiệp hiểu và tuân thủ các quy định từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc luật pháp quốc tế. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết các tranh chấp với đối tác nước ngoài, nâng cao uy tín quốc gia.
  • Hỗ trợ pháp lý cho cá nhân và cộng đồng: Tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, và tranh chấp lao động; Giải quyết tranh chấp dân sự: Bao gồm các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, đất đai, tài sản, và thừa kế; Giúp cá nhân xử lý các tranh chấp với doanh nghiệp hoặc tổ chức về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp công: Đại diện trong các vụ án công ích như hỗ trợ các cá nhân hoặc tổ chức trong các vụ án bảo vệ môi trường, chống tham nhũng, hoặc bảo vệ quyền lợi cộng đồng.
  • Hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư và phát triển kinh tế như tư vấn cho các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước về các thủ tục, quy định pháp luật liên quan đến đầu tư tại Việt Nam; Hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm đăng ký sở hữu trí tuệ và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  1. Đề xuất gì cho mô hình của Việt Nam ?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội), cho biết:

Trên thực tế, trong tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay Việt Nam có cơ quan Trợ giúp pháp lý Nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp. Hệ thống này được tổ chức từ Trung ương đến địa phương với nhiệm vụ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho đối tượng chính sách. Về bản chất, cơ quan trợ giúp pháp lý này cũng đang thực hiện nhiệm vụ của luật sư công, bảo vệ lợi ích công cộng của Nhà nước. 

Trải qua 27 năm hình thành và phát triển, hệ thống trợ giúp pháp lý của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phát triển, với mô hình trợ giúp pháp lý có sự tham gia của cả khu vực tư và khu vực công. Do đó, luật sư công nếu chính thức ra đời sẽ dựa trên nền tảng của cơ quan trợ giúp pháp lý hiện nay, không cần xây dựng hệ thống mới, do đã có sẵn đội ngũ trợ giúp pháp lý nên nguồn nhân lực để xây dựng thiết chế luật sư công là không khan hiếm và có thể kế thừa cả mô hình quản lý hiện nay.

Trên đây là quan điểm Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội), liên quan đến sự cần thiết và vai trò của thiết chế luật sư công trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.

Báo Pháp Luật Việt Nam (cơ quan ngôn luận của Bộ Tư Pháp) đã đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty TNHH Luật TGS (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) trên số Báo in (Báo giấy) số: 358 – Phát hành Thứ hai – ngày 23/12/2024.

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */