giải quyết tranh chấp đất đai

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai 2022

Nội dung bài viết

Việc tranh chấp đất đai ngày càng xảy ra nhiều hơn nhất là khi mà Bất động sản đang hot như hiện nay, nhiều người do không hiểu biết pháp luật mà đã không biết cách xử lý, giải quyết tranh chấp đất đai.  Công ty luật TGS với đội ngũ luật sư tranh chấp đất đai giàu kinh nghiệm hướng dẫn chi tiết thủ tục giải quyết khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ hoặc không có sổ đỏ trong bài viết dưới đây.

I. Tổng quan về tranh chấp đất đai

Tranh chấp về đất đai bao gồm 02 loại chủ yếu:

– Loại 1: Tranh chấp về ranh giới giữa các thửa đất liền kề;

– Loại 2: Tranh chấp về việc ai là chủ của thửa đất (ai có quyền sử dụng đất).

∗ Lưu ý: Những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:

+ Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở.

+ Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

+ Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.

CÁC MẪU ĐƠN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐƯỢC QUAN TÂM NHIỀU NHẤT:

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai download
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa án download
Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai 2019 download

ĐĂNG KÝ LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp đất đai:

trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất dai
                                          Sơ đồ giải quyết tranh chấp đất đai

II. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

1. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã

a) Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

 2 hình thức hòa giải ở cơ sở gồm:

– Hình thức 1: Tự hòa giải;

– Hình thức 2: Giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở:

Video Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai

Việc hòa giải là khâu đầu tiên và bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Thủ tục hòa giải được tiến hành như sau:

Bước 1: Tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai

– Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tại địa phương mình phải phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương

– Thời hạn hòa giải tại UBND cấp xã tối đa là 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

– Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành.

Đăng ký tư vấn tranh chấp miễn phí

Bước 2: Lập biên bản hòa giải

– Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã.

– Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp

Đăng ký tư vấn tranh chấp miễn phí

Bước 3: Kết quả hòa giải

– Trường hợp 1: Hòa giải thành

+ Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

– Trường hợp 2: Hòa giải không thành, nếu không thành thì việc giải quyết tiếp sẽ theo 2 hướng sau:

+ Tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

+ Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
b) Thời gian hòa giải

– Thời gian hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Trên thực tế, nhiều UBND chậm giải quyết, nếu muốn giải quyết nhanh thì phải “nhắc” UBND về thời hạn trên.

– Theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP biên bản hòa giải phải ghi đầy đủ thông tin sau:

+ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;

+ Thành phần tham dự hòa giải;

+ Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);

+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

+ Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Khi nhận biên bản thì phải chú ý xem có đủ nội dung trên hay không? Vì trên thực tế giải quyết tranh chấp đất đai, nếu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã mà ghi thiếu thông tin thì có thể bị trả lại đơn yêu cầu khi yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc sẽ bị Tòa án trả lại đơn khi khởi kiện.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
                                     Giải quyết tranh chấp đất đai

2. Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính

Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Sơ đồ cụ thể:

thu-tuc-hanh-chinh

– Như vậy, đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND thì sẽ gải quyết theo thủ tục hành chính.

– Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Nếu một trong các bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì các bên cũng có quyền khởi kiện tranh chấp đất đai tới tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.

Đăng ký tư vấn tranh chấp miễn phí

3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo hình thức tố tụng dân sự

Việc giải quyết tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án và được tuân theo Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, các bên tranh chấp có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền tại địa phương nơi có bất động sản là đất đai đang tranh chấp.

khoi-kien-to-tung-dan-su-dat-dai

a) Các bước giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ

Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

– Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai theo mẫu.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.

– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

– Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân.

– Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

– Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

– Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

– Nếu hồ sơ đủ:

+ Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

+ Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.

+ Sau đó tòa sẽ thụ lý.

Bước 4: Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử

– Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (Tổng 06 tháng – Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự).

– Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).

– Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.

b) Các bước giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Sổ đỏ
Cách 1: Yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

Trường hợp 1: Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

Trường hợp 2: Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.

Cụ thể

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện:

– Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với giấy tờ như sau:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản hòa giải tại UBDN cấp xã;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Bước 1. Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

– Chủ tịch UBND cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết

– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ:

+ Thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp đất đai, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết)

+ Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

Bước 4. Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành kết quả giải quyết

Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

– Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

– Không đồng ý kết quả giải quyết thì:

+ Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh

hoặc

+ Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện).

– Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày;

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết thì bạn lên nhờ LUẬT SỰ TƯ VẤN ĐỂ HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT NHANH CHÓNG HƠN

Đăng ký luật sư tư vấn tranh chấp miễn phí

Lưu ý: Thời hạn giải quyết tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh không tính những thời gian sau:

+ Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;

+ Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tranh chấp đất đai tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;

+ Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân (thủ tục tương tự như mục – Tranh chấp đất đai mà có giấy tờ).

III. Quy trình Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại TGS LAWFIRM

Để quá trình giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả, đúng quy định TGS LAWFIRM trích dẫn quy trình thực hiện giải quyết tranh chấp theo các bước sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin vụ việc tranh chấp đất đai

TGS LAWFIRM tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp về Đất đai thực tế khi đương sự yêu cầu.

– Hình thức tiếp nhận: Trực tiếp tại văn phòng, qua Email hoặc gửi hồ sơ vụ việc qua đường bưu điện

Bước 2: Nghiên cứu hồ sư, xác định tranh chấp đất đai cần giải quyết

– Căn cứ theo thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp, luật sư của chúng tôi nghiên cứu, xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về Đất đai.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, căn cứ pháp lý, tài liệu liên quan để giải quyết tranh chấp

Trên cơ sở vụ việc khách hàng cung cấp và tài liệu chứng cứ đang có. Sau khi nghiên cứu hồ sơ bước đầu, luật sư đất đai của chúng tôi lên kế hoạch để thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về Đất đai.

Bước 4: Củng cố và hoàn thiện hồ sơ giải quyết tranh chấp

– Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh chấp liên quan đến tranh chấp Đất đai.

Bước 5: Tham gia tố tụng, tranh tụng tại tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết

– Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về Đất đai.

ĐĂNG KÝ LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI TƯ VẤN MIỄN PHÍ

1223 Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – GĐ Công ty Luật TGS

Nguyễn Văn Tuấn Giám đốc điều hành công ty Luật TGS LAW

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai trong toàn quốc.

lsuhung2 Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – PGĐ Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng  là một luật sư giỏi, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

Trong quá trình thực hiện các vụ án, Luật sư luôn cho thấy mình là một luật sư có uy tín và trách nhiệm với công việc. Tạo được niềm tin vững chắc nơi  khách hàng.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */