dừng việc xét xử lưu động
Wooden gavel barrister, justice concept

Không tổ chức phiên toàn xét xử lưu động nữa

Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác tòa án năm 2018 mới đây, ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao đã nhấn mạnh từ năm 2018 sẽ dừng việc xét xử lưu động. Tin từ nguồn báo pháp Luật.

dừng việc xét xử lưu động

Bộ luật hình sự

Dừng việc xét xử lưu động và ý kiến từ các luật sư TGS

Xét xử lưu động là việc toà án đưa vu án ra xét xử công khai không phải tại trụ sở Tòa án mà thường tại nơi tội phạm được thực hiện. Cũng giống như các phiên toà bình thường, bị cáo bị xét xử bằng phiên toà lưu động vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Các vụ án được đưa ra xét xử lưu động thường là những vụ án liên quan đến ma túy, giết người.

Về mặt pháp lý, luật không có quy định nào về việc xét xử lưu động. Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định trong quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ nội dung địa điểm mở phiên tòa. Nhà làm luật có lẽ mặc định nơi xét xử phải là nơi có tính chất trang nghiêm, thể hiện quyền lực nhà nước, đó là trụ sở tòa án.

Trong điều kiện khoa học công nghệ và truyền thông phát triển như hiện nay, cùng với nhiều nguyên tắc tiến bộ được ghi nhận trong hiến pháp và luật hiện hành thì việc xử lưu động không còn phù hợp.

Ngoài ra, việc xử lưu động không còn phù hợp với thực tiễn nhận thức và giáo dục pháp luật hiện nay. Nhiều phiên tòa lưu động được mở ra nhưng tỉ lệ tội phạm của các tội được đưa ra xét xử lưu động vẫn tăng. Thậm chí nó còn như những đoạn quảng cáo hành vi phạm tội mà không kiểm soát được người xem, nhất là khi có sự hiện diện của trẻ em trong những phiên xử tội hiếp dâm, giết người…

“Xét cho cùng, chỉ có xét xử khách quan, công bằng, đúng pháp luật mới giúp cho việc giáo dục pháp luật đạt hiệu quả”

năm 2018 sẽ dừng việc xét xử lưu động

Năm 2018 sẽ dừng việc xét xử lưu động

>>> Click ngay: Văn phòng luật sư hình sự tại Hà Nội

Trong thực tiễn xét xử, các vụ án mà tòa án đưa ra xét xử lưu động thường là vụ án hình sự liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội gây bức xúc, phẫn nộ trong dư luận như giết người, cướp tài sản, mua bán trái phép chất ma túy, …

Thực tế cho thấy, phần lớn các phiên tòa xử tại trụ sở Tòa án thường vắng người, ngoài những người tham gia tố tụng được Tòa án triệu tập chỉ có thêm một vài người nhà bị cáo, thậm chí có những phiên tòa chỉ có một mình bị cáo. Trái lại, hầu hết những phiên tòa xử lưu động thì nhiều người không thể chen nổi vào hội trường xét xử, nhiều nơi phải xử ở ngoài trời để mọi người đều được theo dõi phiên tòa. Do đó, không ai có thể phủ nhận tính hiệu quả của hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử lưu động.

Nhìn từ góc độ lợi ích chung thì phiên tòa lưu động là cơ hội để trực tiếp chuyển tải các quy định của pháp luật đến với người dân; ngoài tác dụng phổ biến pháp luật còn có tác dụng cảnh báo, răn đe giáo dục chung đối với mọi người. Tuy nhiên, đối với bị cáo thì hầu như không ai mong muốn bị đưa đi xét xử tại nơi cư trú, nơi làm việc. Cuộc sống của người dân có tính cộng đồng rất cao (nhất là ở nông thôn), ai bị mọi người xa lánh, tẩy chay cũng là phải chịu một hình phạt rất nặng nề. Vì vậy, việc bị cáo bị đưa đi xét xử lưu động, ngoài phải chịu hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự thì họ còn phải chịu một sức ép nặng nề trước bà con họ hàng, bạn bè lối xóm và chịu thêm một hình phạt từ phía cộng đồng xã hội – đó là sự lên án, xa lánh. Thực tế cho thấy,có nhiều bị cáo với tâm lý hổ thẹn với mọi người nên đã tự tử trước ngày vụ án được đưa ra xét xử lưu động.

Bị cáo khi bị đưa ra xét xử lưu động thường có tâm lý mặc cảm, xấu hổ rất khó để hòa nhập với cộng đồng sau khi chấp hành xong án tù. Cũng có không ít trường hợp con của bị cáo phải nghỉ học, lập nghiệp ở một nơi khác vì không chịu được dư luận xã hội khi cha, mẹ bị kết án.

Như vậy, bên cạnh những mặt tích cực, xét xử lưu động cũng để lại nhiều hệ lụy không tốt như tâm lý của gia đình bị cáo bị ảnh hưởng trong khi họ không có tội nhưng phải chịu những ánh nhìn không thiện cảm, bị mọi người xa lánh đánh đồng họ cũng như người phạm tội.

Trường hợp thông tin còn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trên khiến quý khách chưa hiểu rõ hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách qua tổng đài tư vấn miễn phí:1900.8698  

Trân trọng!

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */