Tội cướp tài sản và xâm phạm quyền sở hữu
Câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có một vấn đề liên quan tới tội cướp tài sản và xâm phạm quyền sở hữu mong luật sư tư vấn giúp:
Lợi dụng lúc gia đình tôi ngủ trưa không đóng cửa, anh Tùng (hàng xóm nhà tôi, sinh năm 1990) lẻn và nhà tôi lấy chiếc xe máy của vợ tôi (xe ware trị giá khoảng tám triệu đồng). Anh Tùng dắt xe ra đến sân thì bị tôi phát hiện và đuổi theo giằng lại, anh Tùng dùng chân đạp mạnh vào người tôi làm tôi ngã ra sân. Anh Tùng vội lên xe ra ngoài đường để tẩu thoát nhưng đã bị mọi người bắt giữ. Tôi ngã chỉ bị xây xước. Sau đó, tôi báo công an và bắt anh Tùng. Cho tôi hỏi anh Tùng đã phạm tội gì vậy? Xử phạt như thế nào ạ? Xin cảm ơn luật sư.
BLHS năm 2015 về tội cướp tài sản và xâm phạm quyền sở hữu
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho công ty Luật TGS. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn cho biết, anh Tùng đã có hành vi lén lút, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn, mà cụ thể ở đây là chiếc xe máy của vợ bạn.
Cơ sở pháp lý: Điều 168 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản:
Khách thể
Xâm phạm đến quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt), xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Như vậy, tội “Cướp tài sản” xâm phạm đồng thời hai quan hệ được luật hình sự bảo vệ là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan
Theo quy định của điều luật, có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản. Cả ba hành vi trên đều có mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi dùng vũ lực là hành vi (hành động) mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân như: Đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém… Hay có thể nói một cách khái quát là hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực có thể làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khỏe hoặc bị chết, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay. Ví dụ: dí dao vào cổ, dí súng vào bụng yêu cầu người bị hại giao ngay tài sản nếu không sẽ bị đâm, bị bắn ngay lập tức.
Đe dọa dùng vũ lực là chưa dùng vũ lực, nếu người phạm tội vừa đe dọa, vừa dùng vũ lực, mặc dù việc dùng vũ lực không mạnh mẽ bằng vũ lực mà người phạm tội đe dọa người bị hại, nhưng vẫn bị coi là đã dùng vũ lực.
Cướp tài sản và xâm phạm quyền sở hữu
>>> Click ngay: Thuê luật sư hình sự tại Hà Nội
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt. Do khách thể của tội cướp là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân nên hậu quả của tội cướp tài sản có thể là thiệt hại về tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Chủ thể
Là chủ thể thường chỉ đòi hỏi có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Trong trường hợp này, anh Tùng đã đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm
– Lỗi của người phạm tội cướp tài sản là lỗi cố ý.
– Mục đích của tội cướp tài sản là chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp của bạn, anh Tùng đã sử dụng chiếc xe máy để tẩu thoát, những chiếc xe đó là của vợ bạn, hành vi đó đã bị coi là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, qua sự phân tích và căn cứ nêu trên, hành vi của anh Tùng đã phạm tội cướp tài sản theo điều 168 LHS, do tội Cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức nên tội phạm đã hoàn thành từ khi anh Tùng dùng chân đạp vào bạn để lấy cho bằng được chiếc xe.
Hình phạt: Theo quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS, theo đó, hành vi của anh Tùng đã có hành vi sử dụng vũ lực nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nên anh Tùng có thể bị Tòa tuyên phạt từ 3 năm đến 10 năm, còn tùy thuộc vào hành vi thành khẩn khai báo, nhân thân,… của anh Tùng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TGS về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900.8698 để được các luật sư tư vấn miễn phí.
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!