Phân biệt kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Nội dung bài viết
- 1 Thứ nhất: Về khái niệm
- 2 Thứ 2: Hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- 3 Thứ 3: Về điều kiện bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp
- 4 Thứ 4: Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
- 5 Thứ 5: Khả năng bảo hộ giữa kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Để phân biệt kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì chúng ta cần dựa trên một số yếu tố nhất định. Dưới đây là 05 tiêu chí để so sáng kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Thứ nhất: Về khái niệm
– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp giữa những yếu tố này (Quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009).
– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí (Quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009).
Thứ 2: Hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
– Kiểu dáng công nghiệp là đối tượng được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chi tiết về thủ tục đăng ký xem tại bài viết: Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp năm 2022
– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ dưới dạng bảo hộ quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả. Chi tiết về thủ tục đăng ký xem tại đây: Trình tự đăng ký tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Thứ 3: Về điều kiện bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với kiểu dáng công nghiệp
– Điều kiện bảo hộ kiểu dáng được quy định như sau:
+ Phải có tính mới;
+ Phải có tính sáng tạo;
+ Phải có khả năng áp dụng công nghiệp.
– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ nếu áp ứng các điều kiện sau:
+ Thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định;
+ Được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu hình được sản xuất bằng tay hoặc bằng máy.
Thứ 4: Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. (Quy định tại Khoản 4 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009). Như vậy, bằng độc quyền KDCN được bảo hộ tối đa là 15 năm.
– Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Đối với tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. (Quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sử đổi bổ sung 2009).
Thứ 5: Khả năng bảo hộ giữa kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
– Khả năng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp:
+ Cơ chế bảo hộ sẽ mạnh hơn. Khi một kiểu dáng được cấp bằng độc quyền thì chủ sở hữu có quyền ngăn cấm các hành vi sao chép hoặc bắt chước của người khác. Nếu có bất kì hành vi sản xuất, bán hay nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ thì có thể đòi bồi thường thiệt hại và tổn thất mà việc sử dụng trái phép kiểu dáng đó gây ra.
+ Chính nhờ khả năng bảo hộ tốt hơn, chặt chẽ hơn nên một kiểu dáng thường mang lại lợi ích kinh tế lớn cho chủ sở hữu kiểu dáng, đảm bảo toàn vẹn việc thực hiện quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng của chủ sở hữu.
– Khả năng bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:
+ Khả năng bảo hộ kém hơn do cơ chế bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm chứ không bảo hộ về mặt nội dung, ý tưởng tác phẩm, vì vậy, chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác làm theo tác phẩm, trong khi người khác không có khó khăn khi tiếp cận tác phẩm. Do vậy, tình trạng sao chép, bắt chước các tác phẩm này diễn ra mạnh hơn khiến khả năng tranh chấp càng cao hơn.
+ Ít mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu và sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền sở hữu tác phẩm này
Trên đây là 05 tiêu chí để phân biệt kiểu dáng công nghiệp với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, nếu còn bất kì điều gì thắc mắc liên hệ tổng đài 024.6682.8986 để được Luật sư tư vấn chi tiết
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!