đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp cần được đăng ký bảo hộ trước khi được sử dụng để lưu hành trên thị trường để tránh các rủi ro pháp lý sau này và ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc chủ sở hữu làm thủ tục đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bằng bảo hộ.

Bài viết này Hãng Luật TGS sẽ nêu tổng thể các quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục đăng kí kiểu dáng công nghiệp năm 2023 nhanh nhất.

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp là gì ?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (Quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2019).

Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp: chai nước rửa bát, chai dầu gội đầu,… (đây là hình dáng thiết kế bên ngoài của sản phẩm mà chúng ta vẫn hay sử dụng và nhìn thấy trên thị trường hằng ngày).

Để tạo ra được những kiểu dáng công nghiệp hợp lý với đặc thù sản phẩm và nổi bật trước các sản phẩm khác thì cá nhân/tổ chức phải mất công, mất sức, mất tiền bạc để nghiên cứu thiết kế sao cho hài hòa, hợp lý. Đây là kết quả của sự sáng tạo, dày công nghiên cứu, đây là một tài sản rất giá trị tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Thực trạng hiện nay, việc xâm phạm Sở hữu trí tuệ xảy ra khá phổ biến và được thực hiện bằng những cách thức tinh vi, đa dạng mà pháp luật lại chưa có biện pháp xử lý triệt để. Có nhiều lý do khiến tình hình vi phạm kiểu dáng công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp. Trước hết, đó là vì hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái luôn tạo ra siêu lợi nhuận. So với hàng thật, hàng giả có mẫu mã, kiểu dáng giống hàng thật, nhưng có giá thành thấp hơn nhiều, do đó thường được khách hàng lựa chọn. Thứ hai, nhiều chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chưa thực sự ý thức và chú ý đến việc đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng sản phẩm của mình, chưa có kế hoạch bảo vệ tài sản trí tuệ một cách khoa học. Có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận chuyên chăm lo về SHTT, do đó việc phát hiện vi phạm thường không kịp thời. Một lý do nữa là, việc xử lý vi phạm kiểu dáng công nghiệp mới chủ yếu dừng ở mức xử phạt hành chính, mức phạt cũng chưa đủ sức răn đe đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm.

Vì vậy chúng ta cần đề cao tự bảo vệ tài sản của mình, tránh bị các đối tượng khác xâm phạm và ăn cắp. Giải pháp tốt nhất để bảo vệ kiểu dáng công nghiệp đó là đăng ký bảo hộ cho nó. Khi kiểu dáng công nghiệp được cấp Văn bằng bảo hộ thì đồng nghĩa với việc được pháp luật bảo hộ, bởi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chính là bằng chứng thép để chứng minh quyền sở hữu dễ dàng khi có tranh chấp.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ

Quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ thì cá nhân, tổ chức sau đây có quyền nộ đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

– Là tác giả tạo ra kiểu dáng;

– Là người thừa kế hợp pháp kiểu dáng từ tác giả;

– Là người đầu tư kinh phí, vật chất cho tác giả tạo ra bằng hình thức giao việc, thuê việc.

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Không phải kiểu dáng nào được sáng tạo ra cũng có thể được bảo hộ mà chỉ những kiểu dáng công nghiệp đáp ứng những điều kiện nhất định. Tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định chi tiết về điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:

– Phải có tính mới: Khác biệt đáng kể với các kiểu dáng đã được bảo hộ và chưa được công bố, công khai trên bất kỳ phương tiện nào;

– Phải có tính sáng tạo: Không thể được tạo ra dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng mà phải được sáng tạo ra bởi tâm huyết và óc sáng tạo của chủ sở hữu;

– Phải có khả năng áp dụng công nghiệp: Nếu có thể dùng để làm mẫu chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là nó có thể bằng thủ công hoặc công nghiệp hóa.

Các đối tượng không được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp gồm:

 Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp năm 2023

Bước 1: Phân loại kiểu dáng công nghiệp

Đây là việc bắt buộc phải thực hiện, nếu không phân loại hoặc phân loại sai thì cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí phân loại theo quy định.

Việc phân loại kiểu dáng công nghiệp được phân loại theo Bảng phân loại quốc gia về kiểu dáng công nghiệp (Phát triển từ phiên bản lần 8 của hệ thống Locarno).

Bước 2: Tra cứu kiểu dáng công nghiệp

Tra cứu kiểu dáng công nghiệp không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhưng nó lại rất cần thiết để đánh giá, nhận biết được khả năng bảo hộ của một kiểu dáng công nghiệp nào đó.

Người nộp đơn có thể tra cứu sơ bộ trực tuyến trên Cơ sở dữ liệu điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ tại website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearchIND.php.

Có thể tự mình thực hiện, tuy nhiên để đảm bảo chính xác và nhanh chóng thì quý khách nên ủy quyền cho Hãng Luật TGS thực hiện tra cứu.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) ở Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Địa chỉ cụ thể:

– Hà Nội: Số 384-386, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.

– Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận 1.

– Thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn

Sau khi nhận được đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, Cục SHTT tiến hành thẩm định hình thức đơn để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn đăng ký.

– Nếu đơn hợp lệ, Cục SHTT thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và tiến hành bước tiếp theo.

– Nếu đơn không hợp lệ, Cục SHTT thông báo từ chối chấp nhận đơn và nêu lý do để người nộp đơn chỉnh sửa, bổ sung.

Bước 5: Công bố đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Đơn đăng ký sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp ngay sau khi có quyết định chấp nhận đơn là hợp lệ.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các tiêu chí để xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 7: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

– Trường hợp đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và nộp đầy đủ, đúng hẹn chi phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì Cục ra quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục SHTT ra quyết định từ chối cấp.

Thành phần hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp chuẩn

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng sản phẩm gồm các tài liệu sau:

» 04 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;

» 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

» 01 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (Xem hướng dẫn viết bản mô tả TẠI ĐÂY);

» Bản sao chứng từ nộp lệ phí đăng ký;

» Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác);

» Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu sử dụng quyền ưu tiên đối với đơn);

» Giấy uỷ quyền (nếu bạn ủy quyền cho người khác thực hiện thực hiện).

ĐĂNG KÝ NHẬN MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MIỄN PHÍ

Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Thời hạn thẩm định hình thức đơn: 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn.

– Thời hạn công bố là 02 tháng từ ngày đơn có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

– Thời hạn thẩm định nội dung đơn là không quá 07 tháng bắt đầu kể từ ngày công bố đơn.

Chi phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Căn cứ tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC quy định về mức phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng sản phẩm gồm các khoản sau:

– Lệ phí nộp đơn đăng ký: 150.000 đồng;

– Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng/1 văn bằng;

– Phí phân loại: 100.000 đồng/mỗi phân loại;

– Phí thẩm định đơn: 700.000 đồng/1 đối tượng;

– Phí công bố đơn: 120.000 đồng;

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/1 hình;

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 480.000 đồng/mỗi đối tượng;

– Phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 đồng/mỗi đơn.

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tại Khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ quy định Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực 05 năm kể từ ngày nộp đơn.

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể gia hạn 02 lần liên tiếp khi hết hiệu lực, mỗi lần gia hạn hiệu lực là 05 năm.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Công ty Luật TGS

Hãng Luật TGS là đơn vị đại diện pháp lý uy tín và có thẩm quyền, chuyên môn đầy đủ để xin cấp Bằng độc quyền cho kiểu dáng công nghiệp nhanh chóng, chuyên nghiệp và giá tốt. Chúng tôi có đội ngũ Luật sư kinh nghiệm, đã xin cấp thành công Văn bằng bảo hộ cho hàng ngàn kiểu dáng.

Cam kết dịch vụ:

– Cam kết 100% kiểu dáng công nghiệp được cấp Văn bằng bảo hộ;

– Thủ tục đơn giản, thời gian nhanh nhất;

– Chi phí cạnh tranh, giá hợp lý;

– Không phát sinh chi phí;

– MIỄN PHÍ tra cứu kiểu dáng công nghiệp.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ NHẬN BẢNG GIÁ ƯU ĐÃI

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của chúng tôi:

– Tra cứu, tư vấn và đánh giá khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;

– Tư vấn phân nhóm, hỗ trợ viết mô tả kiểu dáng công nghiệp;

– Hoàn thiện hồ sơ đăng ký (chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai,….) cho quý khách hàng theo yêu cầu bảo hộ;

– Đại diện nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để xin cấp Văn bằng bảo hộ;

– Theo dõi đơn và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có;

– Thông báo kết quả và gửi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho quý khách;

– Giám sát các hành vi xâm phạm và hỗ trợ giải quyết, xử lý các cá nhân tổ chức xâm phạm kiểu dáng công nghiệp;

– Hồ trợ chuyển giao quyền sử dụng, sở hữu kiểu dáng sản phẩm cho khách hàng.

Liên hệ để được Luật sư tư vấn chi tiết:

Hotline tư vấn miễn phí: 024.6682.8986

Email: contact.tgslaw@gmail.com

Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định như thế nào ?

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đăng ký. Vì vậy, nếu muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của mình ở quốc gia nào thì chủ sở hữu cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước sở tại theo định.

Kiểu dáng công nghiệp đã được sử dụng hay công khai hình ảnh thì có được bảo hộ không ?

Nếu kiểu dáng công nghiệp đã được sử dụng hay công khai hình ảnh trên các phương tiện, tuy chưa ai đăng ký bảo hộ nhưng lại làm mất đi tính mới so với chính nó nên khả năng bị từ chối bảo hộ là rất cao khi làm thủ tục đăng ký. Vì vậy chúng ta cần lưu ý đăng ký trước khi sử dụng hoặc công bố hình ảnh kiểu dáng đó nhé.

Khi có thông báo từ chối chấp nhận đơn hay quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì có được khiếu nại ?

Trong quá trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nếu đơn đăng ký bị từ chối chấp nhận hợp lệ hoặc có quyết định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ thì người nộp đơn được khiếu nại về thông báo hay quyết định từ chối của Cục SHTT để phản đối về thông báo hay quyết định này.
Để khiếu nại, người nộp đơn lập một văn bản gồm các nội dung: họ tên và địa chỉ người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định từ chối; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ; tên đối tượng được bảo hộ đã nêu trong đơn đăng ký; nội dung, lý lẽ và dẫn chứng cụ thể cho lý do khiếu nại; đề nghị sửa hoặc hủy bỏ quyết định hay thông báo đó.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày có thông báo hoặc quyết định từ chối, người khiếu nại cần nộp đơn khiếu nại tới Cục SHTT (Lưu ý: đơn khiếu nại sẽ không được xem xét nếu nộp quá thời hạn).
Nếu vẫn không đồng ý với kết quả khiếu nại của Cục SHTT thì người khiếu nại có quyền khiếu nại tới Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!