Phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu như thế nào
Nội dung bài viết
Nhãn hiệu và tên thương mại là hai phạm trù khái niệm khác nhau, nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn chúng là một. Việc nhầm lần này dẫn đến việc quy chung đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tức là đã bảo hộ cả tên thương mại, việc này để lại không ít hậu quả không ít cho các doanh nghiệp khi nhãn hiệu bị xâm phạm, thậm trí là mất nhãn hiệu. Vậy để phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu thì chúng ta cần so sánh những tiêu chí nào ?
Bài viết này, Công ty Luật TGS sẽ nêu ra cụ thể những điểm giống, khác nhau để so sánh giữa nhãn hiệu và tên thương mại đầy đủ nhất.
Điểm giống nhau giữa tên thương mại với nhãn hiệu
– Đều phải có khả năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ với nhau;
– Nhãn hiệu với tên thương mại đều là những chỉ dẫn thương mại được xuất hiện trên sản phẩm, giúp người tiêu dùng phân biệt và biết được nguồn gốc sản phẩm;
– Đều phải là những dấu hiệu nhìn thấy được;
– Chúng đều là tải sản gắn liền với doanh nghiệp;
– Là công cụ để quảng bá, tiếp cận tới người tiêu dùng.
So sánh điểm khác nhau giữa nhãn hiệu và tên thương mại
Về khái niệm
– Nhãn hiệu: Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
VD: “Lagiter là nhãn hiệu kem dưỡng da của Công ty TNHH Hoa Linh” – “MEMM là nhãn hiệu kem dưỡng da của Công ty Cổ phần mỹ phẩm SM”. Cả 2 cùng thuộc dòng kem dưỡng da nhưng mỗi sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bởi hai công ty khác nhau, giúp người dùng dễ dàng phân biệt và lựa chọn.
– Tên thương mại: Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh ở đây là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
VD: “Công ty Cổ phần Vận tải và Du lịch TLC” và “Công ty TNHH Vận tải Hà Minh” đều có trụ sở kinh doanh tại quận Cầu Giấy, Hà Nội và có chung ngành nghề kinh doanh vận tải thì tên thương mại để giao dịch chính là yếu tố phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Về thành phần cấu tạo
Để so sánh nhãn hiệu và tên thương mại thì cũng không thể bỏ qua về thành phần cấu tạo của chúng, cụ thể về từng loại được tạo thành như sau:
– Thành phần cấu tạo tên thương mại: bao gồm các từ có nghĩa ghép lại với nhau tạo thành một tên gọi.
– Thành phần cấu tạo nhãn hiệu: là sự kết hợp của từ ngữ, con số, hình ảnh, hình vẽ mang ý nghĩa tượng trưng.
Về đặc điểm của nhãn hiệu và tên thương mại
– Mỗi doanh nghiệp chỉ có 1 tên thương mại
– Một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu hàng hóa.
Về điều kiện bảo hộ
Đối với điều kiện bảo hộ thì Luật sở hữu trí tuệ 2005 cũng đã quy định rõ ràng cho từng loại hình này như sau:
– Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu gồm:
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được sử dụng hoặc đã đăng ký trước đó.
+ Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ này với hàng hóa, dịch vụ khác.
– Điều kiện bảo hộ tên thương mại:
+ Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
+ Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã đang sử dụng
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý khác.
+ Không phải tên của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Về thủ tục bảo hộ
Để phân biệt nhãn hiệu và tên thương mại thì đây là phần mà bạn cũng không thể bỏ qua để so sánh điểm khác nhau giữa chúng. Cụ thể:
– Đối với nhãn hiệu: Tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký theo những thủ tục quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Quyền sở hữu nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở được cơ quan quản lý nhà nước cấp văn bằng bảo hộ.
– Đối với tên thương mại: Quyền sở hữu tên thương mại phát sinh tự động trên cơ sở thực tiễn sử dụng tên thương mại đó trong phạm vi khu vực và lĩnh vực kinh doanh mà không cần đăng ký. Tuy nhiên, chủ sở hữu nên tiến hành đăng ký bảo hộ cho tên thương mại của mình bởi khi giải quyết tranh chấp tên thương mại, thì việc đã đăng ký này sẽ giúp chủ sở hữu dễ dàng chứng minh quyền sở hữu đối với tên thương mại này.
Về phạm vi bảo hộ của tên thương mại và nhãn hiệu
– Nhãn hiệu được bảo hộ trên toàn lãnh thổ
– Tên thương mại được bảo hộ trong phạm vị khu vực kinh doanh
Về thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu và tên thương mại
– Thời hạn bảo bộ của nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày được cấp Văn bằng bảo hộ và có thể gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, pháp luật không hạn chế số lần gia hạn.
– Tên thương mại có thời hạn bảo hộ vĩnh viễn.
Trên đây là một số những điểm giống và khác nhau tiêu biểu để so sánh nhãn hiệu và tên thương mại, hy vọng phần nào giúp cho quý khách phân biệt dễ dàng được chúng, tránh sự nhầm lẫn dẫn đến hậu quả khó lường.
Nếu đang có bất kì thắc mắc nào, liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ và giải đáp.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!