Cover bài hát của người khác có cần phải xin phép không?
Câu hỏi: Hiện tại tôi muốn Cover bài hát để đăng lên mạng xã hội. Vậy xin hỏi, tôi có cần phải xin phép tác giả không, và nếu không xin phép thì có bị xử phạt không?
Luật sư Luật TGS trả lời:
Cảm ơn câu hỏi bạn gửi tới công ty, hiện tượng cover lại bài hát nổi tiếng để đăng lên mạng xã hội diễn ra khá phổ biến. Có những trường hợp cover lại thu hút được đông đảo sự chú ý của mọi người thậm chí trở thành hiên tượng mạng. Tuy nhiên đằng sau đó là sự điều chỉnh bởi quy định của pháp luật mà không phải ai cũng nắm được.
1. Về việc xin phép khi cover bài hát của người khác
Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ thì “tác phẩm âm nhạc” là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Và bài hát là một trong những tác phẩm âm nhạc được phép bảo hộ. Về nguyên tắc, bài hát được bảo hộ ngay khi tác giả sáng tác mà không cần đăng ký quyền tác giả
Khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền tài sản của tác giả đối với Tác phẩm gồm:
“a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính”
Cover bài hát được hiểu là việc hát lại một bài hát đã có trước đó. Chính vì thế đây cũng được coi là một dạng của tác phẩm phái sinh. Nếu muốn được cover ca khúc của người khác bắt buộc phải có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp không phải xin phép quy định tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ gồm:
“a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.”
⇒ Như vây, trừ những trường hợp tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ, thì việc cover bài hát để đăng lên mạng xã hội phải xin phép tác giả.
Thông thường chủ sở hữu quyền tài sản đối với sản phẩm là tác giả. Tuy nhiên nếu tác phẩm là bài hát đã được bán cho các công ty hoặc nghệ sĩ thì người cần xin phép lại là công ty hoặc nghệ sĩ đang sở hữu quyền tài sản đối với bài hát đó.
Tác giả cũng cần lưu ý, để chắc chắn và trọn vẹn hơn cho quyền của mình đối với tác phẩm thì tác giả, chủ sở hữu nên đăng ký bảo hộ cho bài hát của mình. Việc đăng ký này cũng không mất quá nhiều thời gian, việc chứng mình quyền khi xảy ra tranh chấp cũng dễ dàng hơn bởi Giấy chứng nhận bản quyền sẽ là bằng chứng thép để chứng mình. Về thủ tục đăng ký cho bài hát bạn xem hướng dẫn tại: Quy trình đăng ký bản quyền âm nhạc nhanh chóng
2. Cover lại bài hát không xin phép có thể bị xử lý như thế nào?
Nếu việc cover bài hát của bạn không thuộc một trong các trường hợp không phải xin phép như đã nêu ở trên thì hành vi này bị coi là vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc. Việc xử lý hành vi này được quy định tại Điều 12, 13 Nghị định 131/2013/NĐ – CP:
“Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này
Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.”
⇒Như vây, mức phạt cao nhất cho hành vi vi phạm bản quyền tác phẩm âm nhạc, cụ thể là corver lại bài hát không xin phép có thể lên tới 15 triệu đồng.
Vì thế, trước khi bạn muốn cover bài hát nào đó để đăng lên các trang mạng xã hội thì tốt nhất nên xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền tác phẩm đó để tránh rủi ro không đáng có.
Trên đây là những giải đáp của Luật sư Công ty Luật TGS. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua tổng đài 1900 8698 để được hỗ trợ tốt nhất.
>>Có thể bạn quan tâm: Viết lại lời bài hát có vi phạm quyền tác giả không
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!