Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
Cách làm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Cách làm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là một phần không thể thiếu trong quá trình làm hồ sơ xin cấp Bằng độc quyền tại cơ quan có thẩm quyền. Bản mô tả này có tác dụng giúp bộc lộ nội dung và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Bài viết dưới đây Luật TGS sẽ hướng dẫn chi tiết về cách làm và có ví dụ cho từng phần để cho mọi người dễ hình dung, dễ hiểu và thực hiện được dễ dàng khi làm thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp một cách chính xác nhất.

Tải Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Bản mô tả kiểu dáng sản phẩm gồm những nội dung chính sau đâu:

– Tên kiểu dáng công nghiệp;

– Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

– Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

– Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

– Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

– Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Qúy khách có thể download và tham khảo mẫu bản mô tả kiểu dáng công nghiệp dưới đây để thực hiện đối với sản phẩm của mình.

download

Yêu cầu đối với bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Tại Điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN quy định về các yêu cầu mà Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng như sau:

“a) Tên kiểu dáng công nghiệp: là tên của chính sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, được thể hiện bằng các từ ngữ thông dụng, không mang tính chất quảng cáo, không chứa ký hiệu, chú thích, chỉ dẫn thương mại;

b) Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp: là lĩnh vực sử dụng cụ thể của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, trong đó nêu rõ mục đích sử dụng của sản phẩm đó;

c) Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất: nêu rõ kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất với kiểu dáng công nghiệp của cùng loại sản phẩm nêu trong đơn, đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên), trong đó phải chỉ ra nguồn thông tin bộc lộ công khai kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất đó;

d) Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ: liệt kê lần lượt các ảnh chụp, bản vẽ phối cảnh (ba chiều), hình chiếu, mặt cắt… của kiểu dáng công nghiệp, phù hợp với số thứ tự được ghi của ảnh chụp, bản vẽ;

e) Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các quy định sau đây:

(i) Bộc lộ hoàn toàn bản chất của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ, trong đó phải nêu đầy đủ các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp, đồng thời phải chỉ ra các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất nêu tại điểm 33.5.c trên đây, phù hợp với các đặc điểm tạo dáng được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ;

(ii) Các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ phải được trình bày lần lượt theo thứ tự: các đặc điểm hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc (nếu có);

(iii) Đối với sản phẩm có các trạng thái sử dụng khác nhau (ví dụ: sản phẩm có nắp hoặc có thể gập lại được…), phải mô tả kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm ở các trạng thái khác nhau;

(iv) Nếu kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phải chỉ rõ các đặc điểm khác biệt của những phương án còn lại so với phương án cơ bản (phương án đầu tiên nêu trong đơn);

(v) Nếu kiểu dáng công nghiệp là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phải mô tả kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ đó.

g) Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (hoặc “yêu cầu bảo hộ”): phải liệt kê đầy đủ các đặc điểm tạo dáng cần và đủ để xác định bản chất kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ và phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, được thể hiện trên ảnh chụp, bản vẽ nêu trong đơn, bao gồm các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.”

Cách lập bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Trước khi tiến hành viết bản mô tả, người làm đơn tìm hiểu xem cần mô tả gồm những nội dung nào, các yêu cầu trong việc viết mô tả để bản mô tả có thể đáp ứng các quy định của pháp luật. Cụ thể Hãng Luật TGS hướng dẫn như sau:

1. Tên kiểu dáng công nghiệp

Tên này sẽ do chúng ta tự đặt và cần đúng với bản chất của KDCN là được. Phải được thể hiện ngắn gọn, súc tích, không mang tính chất quảng cáo hay khuếch trương

Ví dụ: Tên của kiểu dáng là: Chai nhựa

2. Lĩnh vực sử dụng

Cần chỉ rõ lĩnh vực mà cần sử dụng hoặc liên quan đến KDCN, đồng thời nêu rõ mục đích sử dụng kiểu dáng đối với sản phẩm.

Ví dụ: Kiểu dáng công nghiệp được dùng trong lĩnh vực chai chứa đựng, cụ thể ở đây là chai chứa đựng chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm

3. Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất

Phần này khi làm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp chúng ta nên để là “Không biết”. Bởi nếu có kiểu dáng tương tự thì là không đăng ký dược rồi vì không có tính mới.

4. Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ

Cần liệt kê tất cả, lần lượt các ảnh chụp (ảnh chụp tổng thể, mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái, từ trên xuống, từ dưới lên), hình vẽ, phối cảnh 3 chiều, hình chiếu mặt cắt kiểu dáng của sản phẩm theo thứ tự trong tờ khai

Ví dụ:

– Ảnh 1: ảnh chụp tổng thể;

– Ảnh 2: ảnh chụp mặt trước;

– Ảnh 3: ảnh chụp mặt sau;

– Ảnh 4: ảnh chụp mặt bên phải;

– Ảnh 5: ảnh chụp mặt bên trái;

– Ảnh 6: ảnh chụp từ trên xuống;

– Ảnh 7: ảnh chụp từ dưới lên.

5.  Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp

Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp cần phải tuân thủ các quy định tại Khoản e Điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN.

Ví dụ: Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp “Chai nhựa” mà Hãng Luật TGS đã mô tả và đại diện bảo hộ thành công cho Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Hoàng Nguyên:

KDCN Chai nhựa của Công ty Hoàng Nguyên đã được bảo hộ

Đặc điểm tạo dáng cơ bản và khác biệt: Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ là chai nhựa gồm nắp chai, cổ chai, thân chai, đế chai, các đường gờ với thiết kế cụ thể như sau:

5.1. Nắp chai gắn liền với cổ chai (Hình 6), bằng nhựa, có dạng hình trụ, chiều cao khoảng 35 mm, đường kính khoảng 29 mm, mặt trên được làm mô cao lên giống hình tròn, ở giữa được thiết kế lõm vào bên trong tạo độ lồi cho phần trên và dưới của nắp chai.  Mặt dưới có các gờ dạng đường tròn ăn khớp với các gờ của cổ chai.

5.2. Thân của kiểu dáng công nghiệp, bằng nhựa, chiều cao khoảng 200mm, được thiết kế cụ thể như sau:

a. Mặt trước của thân kiểu dáng công nghiệp (Hình 2 ), có dạng hình chữ nhật thu nhỏ ở phía trên, ở trên thân kiểu dáng công nghiệp có các gờ cong biến dạng, lõm vào bên trong thân chai; Có một đường gờ chạy từ trên xuống dưới của phần thân chai uốn lượn tạo thành hình vòng cung lớn; phần bên dưới của thân kiểu dáng công nghiệp là gờ dạng đường cong uốn lượn được làm lồi ra bên ngoài.

b. Mặt sau của thân kiểu dáng công nghiệp (Hình 3), được thiết kế tương tự mặt trước.

c. Mặt bên trái của thân kiểu dáng công nghiệp (Hình 5), có dạng hình trụ, chiều cao khoảng 194mm, được thiết kế uốn lượn từ trên xuống tạo độ phồng cho đế của kiểu dáng công nghiệp.

d. Mặt bên phải của thân kiểu dáng công nghiệp (Hình 4), có dạng hình trụ thẳng đứng, chiều cao khoảng 194mm, phần bên trên được tạo lõm ôm sát khối trụ thẳng đứng, ở giữa là một đường thẳng kéo dài từ cổ chai xuống phần đế

5.3. Đế kiểu dáng công nghiệp (Hình 7), bằng nhựa, chiều dài khoảng  129mm, chiều rộng khoảng 56mm. Dưới đế có một đường thẳng được làm nổi lên trên chia mặt đế thành hai nửa.

6. Yêu cầu bảo hộ

Điểm 33.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN quy định về yêu cầu đối với bộ ảnh chụp, bản vẽ KDCN. Người nộp đơn cần nộp 5 bộ ảnh chụp/ảnh vẽ KDCN, bộ ảnh này phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng đều có thể xác định được kiểu dáng công nghiệp đó.

Ví dụ: đối với KDCN “Chai nhựa” của Công ty Hoàng Nguyên thì phần này khi làm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp sẽ như sau:

– Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ là chai nhựa có đặc điểm như được trình bày trong phần mô tả kiểu dáng bên trên.

– Trên đây là những đặc điểm tạo dáng cơ bản và khác biệt xin bảo hộ.

>>Có thể bạn quan tâm: Cách làm tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Trên đây là các thông tin và cách điền bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu còn gặp vấn đề thắc mắc nào liên hệ tổng đài 024.6682.8986 để được Luật sư phụ trách tư vấn cụ thể.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */