(2018) Bảo quản và xử lý vật chứng trong vụ án hình sự
Nội dung bài viết
Hỏi đáp hình sự:
Thưa luật sư, nhà tôi bị người lạ đột nhập vào lấy mất một chiếc xe máy. Hiện nay công an đã tìm ra được người lấy và đang tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự với người phạm tội. Tuy nhiên, khi tôi yêu cầu được nhận lại xe thì công an trả lời rằng đây là vật chứng nên chưa thể trả lại cho tôi. Vậy tôi muốn hỏi vấn đề liên quan đến bảo quản và xử lý vật chứng nêu trên trong tố tụng hình sự quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề “Bảo quản và xử lý vật chứng trong vụ án hình sự”
Luật sư bào chữa tại Hà Nội thuộc Công ty TNHH Luật TGS sau đây xin đưa ra ý kiến pháp lý giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Theo quy đinh tại điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì “vật chứng là vật làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Như vậy, vật chứng là một nguồn chứng cứ chứa những thông tin quan trọng để cơ quan điều tra có thể tìm ra sự thật của vụ án, tuy nhiên vật chứng có một đặc điểm là nếu bị hủy thì sẽ không thể thu thập lại được như những loại chứng cứ khác. Chính vì vậy mà pháp luật đã đặt ra những quy định hết sức cẩn thận để bảo quản, xử lý các vật chứng này
Quy định về bảo quản vật chứng
Mục tiêu của bảo quản vật chứng là giữ cho chúng được nguyên vẹn, không mất mát, hư hỏng hay lẫn lộn. Để thực hiện bảo quản vật chứng, phải tuân thủ những quy định sau đây:
-Vật chứng thu thập được phải được niêm phong ngay sau khi thu thập, việc niêm phong và mở niêm phong phải được lập thành biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
-Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, vũ khí quân dụng phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu những vật chứng này có dấu vết của tội phạm thì phải tiến hành niêm phong như quy định nêu trên. Vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách
-) Trường hợp vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng thì giao cho người chủ sở hữu, người quản lý, người thân thích hoặc chính quyền địa phương bảo quan
-) Vật chứng thuộc dạng mau hỏng thì có thể đem bán và số tiền bàn được gửi tại kho bạc Nhà nước
-) Người nào có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà làm hỏng, phá hủy, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo…trái phép thì phải chịu trách nhiệm theo pháp luật
Quy định về xử lý vật chứng
Vật chứng có nhiều cách xử lý khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự mà mỗi cơ quan khác nhau có thẩm quyền xử lý vật chứng. Tương ứng cái giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Chánh án Tòa án và Hội đồng xét xử có thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý vật chứng sau đây
-) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, cấm lưu hành thì tịch thu sung công quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy.
-) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước
-) Vật chứng không có giá trị sử dụng thì bị tịch thu và tiêu hủy
-) Trả lại tài sản đã tạm giữ, thu giữ không phải là vật chứng cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp
-) Trả lại vật chứng cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp nếu không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án
-) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật
Như vậy, việc bạn bị lấy mất chiếc xe máy thì cơ quan điều tra có quyền tạm giữ để dùng làm vật chứng phục vụ cho việc điều tra tội phạm. Sau khi sử dụng xong hoặc xét thấy không ảnh hưởng thì cơ quan điều tra sẽ trả lại tài sản cho bạn sau
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!