Bé trai tử vong trong xe của Trường Gateway – Trách nhiệm thuộc về ai?
Gần đây dư luật xôn xao vụ việc cháu bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên xe của trường Quốc tế Gateway Hà Nội, để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là bé trai đã tử vong. Vậy trách nhiệm thuộc về đơn vị hay cá nhân nào?
Ngày 06/08/2019, dư luận cả nước đã phải bàng hoàng, phẫn nộ trước vụ việc bé trai 6 tuổi, học lớp 1 tại Trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh.
Việc đưa đón học sinh là do chính sách của Nhà trường và sự thỏa thuận giữa Nhà trường và gia đình học sinh, cụ thể Nhà trường sẽ đưa đón các cháu đến trường bằng phương tiện ô tô với danh sách thường sẽ là từ 10 đến 12 cháu 1 xe ô tô/chặng đón.
Hàng ngày vào buổi sáng, mỗi gia đình đưa các con đến một địa điểm cố định để xe ô tô của Nhà trường đi đến và có 1 giáo viên đi cùng xuống đón các con đến lớp học.
Từ những dấu hiệu ban đầu, có thể tạm xác định rằng cháu bé bị tử vong do ngạt đường hô hấp khi nằm ngủ trên xe ô tô trong tình trạng tắt máy, đóng kín cửa.
Trong trường hợp học sinh 6 tuổi bị tử vong, vậy những chủ thể nào phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm là Dân sự hay Hình sự?
Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, đây là vụ việc rất thương tâm xảy ra từ việc cẩu thả, thiếu trách nhiệm kiểm tra, kiểm đếm khi đưa đón các cháu học sinh đến trường bằng phương tiện ô tô dẫn tới để quên cháu nằm trên xe làm cháu bé bị tử vong.
Về nguyên tắc khi giáo viên đến đón các cháu học sinh với số lượng cố định theo danh sách thì khi đưa đến trường, xuống xe phải bàn giao đủ số đã đón, trừ những trường hợp lý do nghỉ học sẽ phải được phụ huynh thông báo. Tuy nhiên do giáo viên thiếu trách nhiệm kiểm tra số học sinh đã đón hoặc do cẩu thả không kiểm tra đã bỏ quên 1 cháu bé có thể còn đang nằm ngủ trên xe ô tô dẫn tới khi lái xe ô tô tắt máy, đóng kín cửa đã làm cháu bị tử vong.
Xét về trách nhiệm Dân sự, cần dựa vào căn cứ giữa chủ thể là Pháp nhân (trường Quốc tế Gateway) và người được nhận nhiệm vụ trong việc đưa đón học sinh là các cá nhân. Cá nhân ở trong vụ việc này có liên quan trực tiếp là giáo viên phụ trách đưa đón học sinh trên xe và người lái xe.
Theo quy định tại Điều 618 bộ luật Dân sự về việc bồi thường thiệt hại do người của Pháp nhân gây ra, thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Nếu pháp nhân đó đã thực hiện việc bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong viêc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Luật sư Hùng cho biết thêm: Tùy theo kết quả điều tra, thu thập các chứng cứ thì hành vi của người giáo viên phụ trách đưa đón các cháu bằng xe ô tô sẽ có dấu hiệu phạm tội Vô ý làm chết người hoặc tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Khoản 1 Điều 128 BLHS hoặc Khoản 1 Điều 360 BLHS.
Nếu có đủ căn cứ xác định người giáo viên phạm tội Vô ý làm chết người thì thuộc lỗi vô ý vì cẩu thả. Đó là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
Nếu xét thấy hành vi của người giáo viên phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì thuộc lỗi vô ý cẩu thả do không thực hiện nhiệm vụ được giao là phải có trách nhiệm kiểm tra, kiểm đếm các cháu học sinh khi nhận từ phụ huynh đến khi bàn giao đủ số học sinh vào lớp học.
“Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”
Ngoài việc xem xét trách nhiệm của từng cá nhân thì nhà trường cũng phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự. Các khoản bồi thường bao gồm: chi phí mai tang hợp lý, tổn thất về tinh thần cho những người thân trong gia đình nạn nhân. Mức bồi thường sẽ do hai bên tự thỏa thuận trong trường hợp không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Qua vụ việc học sinh tử vong trong khoảng thời gian bé đi học, dưới sự quản lý của nhà trường. Do vậy trước tiên nhà trường là pháp nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân, sau đó qua quá trình điều tra của các cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của bé trai và nhà trường có quyền yêu cầu người có lỗi dẫn đến cái chết phải bồi hoàn lại số tiền này theo nguyên tắc của luật Dân sự quy định.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sớm và chính xác nhất đến với bạn đọc !
>>Xem thêm ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng được đăng tải trên website: www.phunuonline.com.vn
Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!