bi hang xom ngan can de doa khi xay tuong tren dat nha minh

Bị hàng xóm ngăn cản, đe dọa khi xây tường trên đất của mình

Xin chào luật sư TGS! Xin luật sư tư vấn cho trường hợp của tôi như sau

Vào tháng 06/2018 gia đình tôi có xây tường vành lao trên thửa đất của nhà tôi mà hàng xóm lại sang ngăn cản, thậm trí còn đe dọa sẽ đánh nhau nếu nhà tôi tiếp tục xây. Nguyên nhân là họ không muốn nhà tôi xây vành lao vì khi nhà tôi xây lên sẽ khiến lối đi vào nhà họ bị nhỏ lại, oto của gia đình họ sẽ không vào trong nhà được trong khi đất đó thuộc gia đình tôi và có thể hiện trong sổ đỏ. Ngay khi sự việc xảy ra thì gia đình tôi liền trình báo sự việc lên UBND phường, ngày hôm sau UBND phường có cử người và công an viên xuống để bảo vệ gia đình tôi xây dựng vành lao vì gia đình tôi sợ bị họ đánh.

Do mình không có hiểu biết về pháp luật đất đai nên nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Bây giờ tôi muốn khởi kiện gia đình hàng xóm thì sẽ kiện lên cấp nào nữa

Trân trọng cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời

Lời đầu tiên Công ty Luật TGS gửi lời chúc tốt đẹp nhất  đến anh/chị và gia đình!

Luật Sư – Hãng Luật TGS Law Firm xin tư vấn

bi-hang-xom-ngan-can-de-doa-khi-xay-tuong-tren-dat-nha-minh
(Ảnh minh họa)

Căn cứ Pháp lý:

Luật đất đai 2013

Nội dung tư vấn:

Theo như trình bày của bạn thì gia đình bàn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì căn cứ vào các Điều 202 và 203 Luật Đất đai 2013

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

  1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh đất đai.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành

Như vậy bạn cần làm đơn để nghị hòa giải tranh chấp đất đai lên UBND cấp xã để được hòa giải

Chủ tịch UBND cấp xã sẽ tiến hành buổi hòa giải trong 45 ngày với sự tham gia của các bên tranh chấp và các tổ chức như Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã và tổ chức khác. Buổi hòa giải sẽ được lập thành biên bản và có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch UBND, chủ tịch UBMTTQ cấp xã và các bên liên quan.

Việc hòa giải thành sẽ được lập thành biên bản hòa giải thành và có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia buổi hòa giải. Hòa giải không thành sẽ được lập biên bản hòa giải không thành, có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia buổi hòa giải.

Việc gia đình bạn đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện của bạn là tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tranh chấp.

Hồ sơ khởi kiện gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản hòa giải không thành của UBND cấp xã, các loại giấy tờ khác chứng minh việc bạn xây dựng không lấn chiếm của ai.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng, không áp dụng với từng vụ việc/án của từng quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua Tổng đài:  1900 8698  hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật TGS

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!