Làm thế nào để “siết-nới” hợp lý mạng xã hội tại Việt Nam?

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã đề xuất một số quy định mới về cấp phép mạng xã hội. Trong đó có nội dung đang rất được quan tâm về quy định liên quan đến dịch vụ phát sóng trực tuyến trên mạng xã hội (livestream).

Điểm đáng chú ý trong dự thảo Nghị định sửa đổi là việc bổ sung thêm các quy định nhằm khắc phục tình trạng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước bị “quản quá chặt” dẫn đến việc khó phát triển, trong khi đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới lại có phần “nới lỏng”. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong nước xây dựng, phát triển mạng xã hội Việt Nam, giảm dần sự lệ thuộc vào mạng xã hội nước ngoài.

Thưa Luật sư, với những đề xuất quy định liên quan đến dịch vụ phát sóng trực tuyến trên mạng xã hội (livestream) vừa nêu trong phóng sự, ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Các đề xuất quy định liên quan đến dịch vụ phát sóng trực tuyến trên mạng xã hội (livestream) là cần thiết, góp phần loại bỏ tin giả, nâng cao quản lý với những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã đề xuất chỉ các mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới có quyền cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) và chỉ các tài khoản, trang, kênh tại Việt Nam đã thông báo thông tin liên hệ với Bộ TT – TT mới được các mạng xã hội nói chung và các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin qua biên giới dưới hình thức mạng xã hội cho phép phát livestream

Các doanh nghiệp cho rằng việc bổ sung giấy phép, thông báo hoạt động của các nhà mạng cung cấp dịch vụ đang làm phát sinh thêm “giấy phép con” cho doanh nghiệp và có nguy cơ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thương mại điện tử ở nước ta. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân tôi cho rằng thủ tục thông báo không phức tạp nên sẽ không trở thành rào cản đối với các hoạt động kinh doanh hợp pháp của các chủ thể, cá nhân. Muốn phát triển thương mại điện tử, chắc chắn phải có một khung pháp lý để quản lý. Các quy định mới liên quan đến dịch vụ phát sóng trực tuyến trên mạng xã hội (livestream) sẽ góp phần xây dựng môi trường kinh doanh online lành mạnh, tránh nhiều hậu quả phải giải quyết sau này như việc tràn lan hàng hoá kém chất lượng, độc hại cho người dân. Đồng thời, việc này sẽ giúp thanh lọc thị trường, giúp tăng uy tín của thị trường bán hàng online, mở ra sự phát triển mạnh mẽ mà không bị hỗn tạp của thị trường này trong thời gian sắp tới.

Để khắc phục những hạn chế trong quản lý mạng xã hội, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72 đã điều chỉnh, bổ sung một số quy định về cấp phép mạng xã hội như “Mạng xã hội trong nước có 10.000 thành viên thường xuyên hoặc có từ 1 triệu lượt người dùng hàng tháng mới phải cấp phép” vì với lượng thành viên này, mạng xã hội đã bắt đầu có tác động lớn đối với xã hội. Đối với các mạng xã hội trong nước mới thành lập, lượng thành viên ít, lượng truy cập chưa đạt mức phải cấp phép thì chỉ cần thông báo theo mẫu (không phải cấp phép), khi được cơ quan quản lý xác nhận đã thông báo thì bắt đầu được hoạt động theo quy định (có quy định trách nhiệm cụ thể với các mạng xã hội), nếu vi phạm vẫn bị xử lý theo quy định. Sau khi thông báo, Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ đo để theo dõi lượt tương tác và số thành viên thường xuyên của trang. Theo ông, những quy định này tác động như thế nào đến các tổ chức/doanh nghiệp dùng dịch vụ phát trực tiếp trên MXH?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Căn cứ các quy định của Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP, theo đó, mạng xã hội được phân loại thành mạng xã hội có lượng tương tác lớn (quản lý bằng hình thức cấp phép) và mạng xã hội có lượng tương tác thấp (quản lý bằng hình thức thông báo). Tuy nhiên, theo dự thảo, các mạng xã hội nhỏ, mới thành lập vẫn phải làm thủ tục hành chính và được Bộ TT&TT gắn công cụ đo để theo dõi lượt truy cập. Trong nội dung dự thảo cho biết, chỉ các mạng xã hội đã được cấp phép mới có quyền thu phí sử dụng dịch vụ dưới mọi hình thức và cung cấp dịch vụ livestream. Quy định này không chỉ góp phần giảm thiểu các hành vi gây rối trên mạng xã hội, tránh các tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thực mà còn giảm bớt khó khăn trong công tác quản lý dịch vụ chuyên ngành. Ngoài ra, quy định mới này là cần thiết để loại bỏ bớt những kinh doanh gian dối, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và những cá nhân, tổ chức kinh doanh trung thực.

Thêm vào đó, các thủ tục theo dự thảo Nghị định cũng không phức tạp vì vậy không gây khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp dùng dịch vụ phát trực tiếp trên mạng xã hội. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần tính đến tính khả thi của quy định pháp luật khi áp dụng trong thực tế cũng như đảm bảo được sự phát triển thương mại điện tử ở nước ta.

Cũng chỉ các tài khoản đã được định danh 2 lớp (xác thực tài khoản với tên thật và số điện thoại) mới được viết bài, đăng bình luận, livestream, tặng quà; nếu không chỉ được xem tin, bài. Đối với mạng xã hội đa dịch vụ có cung cấp dịch vụ khác thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải có giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, dự thảo quy định tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành. Việc bổ sung những quy định trên liệu có khả thi và mang lại hiệu quả trong việc quản lý các mạng xã hội nền tảng đa dịch vụ, thưa Luật sư?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Trong khi các quy định hiện hành về quản lý nội dung trên mạng xã hội, nhất là với các mạng xã hội lớn có ảnh hưởng đến xã hội còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, chưa điều chỉnh được một số hành vi, dịch vụ mới xuất hiện như: Tin giả, livestream, quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội, thu phí và trả phí xem và đưa nội dung lên mạng xã hội…thì các quy định hiện hành về cấp phép mạng xã hội lại đang quá siết chặt với mạng xã hội mới xuất hiện, các mạng xã hội đang phát hành thử nghiệm, khiến cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trên lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn để hoạt động và phát triển.

Chính vì vậy, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và bổ sung những quy định trên là hoàn toàn hợp lý. Việc sửa đổi này sẽ giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay trong các lĩnh vực thông tin điện tử, viễn thông, Internet của doanh nghiệp trong thực tiễn. Tuy nhiên, để Nghị định sửa đổi của Chính phủ có tính khả thi cao đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng thì cần phải có những chế tài xử lý thật cụ thể, nghiêm khắc hơn; đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Một trong những điểm sáng của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72 là tăng trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Cụ thể, dự thảo quy định mạng xã hội cung cấp đa dịch vụ sẽ phải gỡ bỏ các dịch vụ chuyên ngành vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp không tuân thủ, cơ quan quản lý có quyền yêu cầu dừng hoạt động của mạng xã hội đa dịch vụ cho đến khi mạng xã hội này thực hiện các yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm. Vậy, theo ông việc tăng chế tài đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới nếu vi phạm có những lợi ích và rủi ro như thế nào? Có tác động như thế nào đối với doanh nghiệp trong nước?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Hiện nay, mức độ ảnh hưởng và phổ biến của các mạng xã hội nước ngoài cung cấp biên giới như: Facebook, Youtube, Tiktok,… chiếm tỷ lệ cao đối với người dân Việt Nam. Thực tế, các mạng xã hội xuyên biên giới này chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Các quy định hiện hành đối với hoạt động cung cấp thông tin, dịch vụ qua biên giới vẫn còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, đây cũng là môi trường tồn tại nhiều thông tin vi phạm pháp luật, lan truyền tin giả, gây mất ổn định, bức xúc trong xã hội. Việc tăng chế tài đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới nếu vi phạm hướng tới giải pháp nhằm quản lý chặt chẽ hơn trong việc cấp phép các mạng xã hội và việc cung cấp thông tin xuyên biên giới dưới hình thức mạng xã hội.

Theo đó, hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội, tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Quy định trên sẽ là một trong những công cụ quan trọng giúp các cơ quan nhà nước siết chặt hơn việc quản lý đối với các trang mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội có nền tảng xuyên biên giới, giúp cho việc quản lý thông tin trên mạng xã hội đến với người dùng được chính xác, giảm thiểu được lượng tội phạm trên mạng xã hội, góp phần lành mạnh hóa môi trường internet tại nước ta hiện nay. Quy định trên nhận được sự hưởng ứng của người dùng nhưng lại mang lại hạn chế cho các doanh nghiệp khi phải thực hiện các thủ tục cấp phép, quản lý và sẽ đối mặt với tình trạng mất đi một số lượng lớn người sử dụng . Từ đó sẽ mang lại rủi ro phát sinh những nhà cung cấp dịch vụ mạng lậu, thu hút người dùng mà không cần thực hiện các thao tác xác nhận.

Tác động đối với doanh nghiệp trong nước

Việc đặt ra các chế tài, yêu cầu các doanh nghiệp cần có các biện pháp kỹ thuật quản lý, giám sát, đòi hỏi nguồn đầu tư nhân lực cũng như về chi phí, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực để thực hiện việc này, đặc biệt, các doanh nghiệp mới thiết lập muốn gia nhập thị trường thì càng bị eo hẹp về tài chính. Do đó, quy định này có thể là một rào cản khi gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới muốn kinh doanh dịch vụ mạng xã hội. Bên cạnh những bất lợi do gánh nặng về chi phí, các doanh nghiệp nội địa nếu phải tuân thủ quy định này còn có thể đối mặt với tình trạng mất người dùng. Với các người dùng hiện tại, họ có thể không thực hiện các yêu cầu xác thực để tiếp tục sử dụng dịch vụ mà chuyển sang dùng mạng xã hội khác. Với những người dùng tiềm năng, họ có thể không muốn thử sử dụng các mạng xã hội trong nước. Dự thảo nghị định yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước.

Việc livestream bán hàng tự phát và tràn lan trên mạng xã hội, không qua kiểm duyệt là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện. Việc các chủ kinh doanh bán hàng qua mạng không có địa chỉ cụ thể rõ ràng cũng là một trong những lý do khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát. Có thể thấy, lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái thông qua mạng xã hội là rất lớn, vì vậy theo Luật sư, có chăng cần những chế tài mạnh tay hơn để có thể bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và những doanh nghiệp làm ăn chân chính?

Tiến sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội):

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Trước tình trạng livestream bán hàng tự phát và tràn lan trên mạng xã hội, không qua kiểm duyệt, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp, chúng ta cần có những quy định cụ thể về hành vi vi phạm, mức độ vi phạm và chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm để cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh bằng bất cứ hình thức nào đều nắm bắt được, tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động.

Việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái thông qua mạng xã hội mang lại lợi nhuận rất lớn. Các quy định pháp luật về thuế đã có sự điều chỉnh để quản lý hoạt động này.

Về nguyên tắc, tất cả mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế đều phải đóng thuế cho nhà nước, đó là quy luật chung của bất kỳ một nền kinh tế nào. Người kinh doanh có thể kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau, từ kinh doanh trực tiếp, cụ thể các hàng hóa, dịch vụ cho đến hình thức kinh doanh trên mạng xã hội đều phải đóng thuế cho nhà nước.

Việc thu thuế người kinh doanh trên mạng xã hội sẽ đảm bảo tất cả mọi chủ thể tham gia trong nền kinh tế bình đẳng, công bằng trong sản xuất, kinh doanh cũng như có nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau đối với nhà nước và đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, mức đóng thuế, tỷ suất và cách thức đánh thuế cụ thể còn tùy thuộc vào thu nhập cũng như yêu cầu của cơ quan thuế. Cụ thể như hiện nay, các hộ kinh doanh cá thể nếu có doanh thu dưới 100 triệu đồng thì không phải đóng thuế, còn nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng thì phải đóng thuế cho cơ quan thuế. Như vậy, với hình thức kinh doanh trên mạng xã hội mà có doanh thu dưới 100 triệu đồng sẽ không phải đóng thuế nhưng vẫn phải thực hiện việc kê khai, còn nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng thì cơ quan thuế sẽ áp thuế theo những loại hình cụ thể. Để xác định việc thu thuế kinh doanh online đang ở bước kê khai thủ tục, sự “thành thật” của người nộp thuế. Các quy định về thuế cần cụ thể hơn để quản lý hoạt động này.

Hiện nay, Việc livestream bán hàng tự phát và tràn lan trên mạng xã hội, không qua kiểm duyệt chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện (chứ không phải là nguyên nhân duy nhất). Chúng ta đã có khá nhiều các quy định pháp luật về lĩnh vực này. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là việc thực thi các quy định pháp luật đó như thế nào. Theo tôi, vẫn cần thiết phải có những chế tài mạnh tay hơn để có thể bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!