chất vấn đại biểu quốc hội

Chất vấn tại Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 28/3, tại phiên họp thứ 7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chánh án TANDTC. Phiên chất vấn tập trung vào tình hình giá cả thị trường tăng cao, các giải pháp kiềm chế lạm phát; giải pháp vĩ mô trong công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá; trình độ, năng lực đội ngũ Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp; phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán để đáp ứng yêu cầu công tác xét xử…Ngày 24/4, tại phiên họp thứ 8 của UBTVQH, các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc thi hành pháp luật  đảm bảo trật tự, an toàn giao thông…

Pháp luật quy định ra sao về chất vấn của các đại biểu Quốc hội? Trong trường hợp nào thì hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra tại phiên họp của UBTVQH? Pháp luật có quy định hoặc định hướng chọn vấn đề để yêu cầu trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH ?

chất vấnđại biểu quốc hội

1. Quy định của pháp luật về chất vấn của các đại biểu Quốc hội

Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời.

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội quy định cụ thể thẩm quyền giám sát của Quốc hội, UBTVQH  và các cơ quan khác trực thuộc Quốc hội, của Đòan đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội:

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước tại kỳ họp Quốc hội trong đó có giám sát tối cao đối với Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội.

UBTVQH là cơ quan thường trực của Quốc hội. Hoạt động giám sát của UBTVQH, của các cơ quan khác trực thuộc Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội – theo luật định – không phải là “giám sát tối cao” nhưng là cơ sở để Quốc hội thực hiện quyền “giám sát tối cao”. Một trong những hoạt động giám sát của UBTVQH là giám sát trả lời chất vấn tại phiên họp của UBTVQH.

2. Trường hợp hoạt động chất vấn và trả lời diễn ra tại phiên họp của UBTVQH

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội quy định trong các trường hợp sau đây, người có thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp UBTVQH:

+ Chất vấn của đại biểu Quốc hội đã được Quốc hội quyết định cho trả lời tại phiên họp UBTVQH;

+ Những chất vấn khác được gửi tới UBTVQH trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội.

Ngoài ra, Nghị quyết số 07/2002/QH11 của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội quy định như sau:

+ Đối với vấn đề chất vấn tại kỳ họp Quốc hội cần được điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước UBTVQH.

+ Quy định Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ;

+ UBTVQH họp mỗi tháng ít nhất một lần.

⇒ Như vậy, việc tổ chức chu đáo việc hỏi và trả lời tại các phiên họp của UBTVQH còn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, giảm bớt các nội dung chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội; đồng thời từng bước đưa hoạt động chất vấn và trả lời trở thành một sinh hoạt thường xuyên của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, không chỉ tại các kỳ họp mà cả giữa hai kỳ họp Quốc hội.

3. Quy định hoặc định hướng của pháp luật trong việc chọn vấn đề để yêu cầu trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH

Pháp luật không “quy định riêng”, cũng không “định hướng” chọn lựa vấn đề chất vấn để yêu cầu trả lời tại phiên họp UBTVQH.

Tuy nhiên, ngày 25/2, tại phiên họp thứ 6 của UBTVQH, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu ý kiến cho rằng việc chọn lựa các vấn đề chất vấn cần tập trung vào những ý kiến mà các đại biểu Quốc hội gửi đến UBTVQH giữa hai kỳ họp. Đặc biệt, cần chọn lọc những ý kiến bức xúc, thời sự xung quanh việc thực hiện pháp luật và các Nghị quyết của Quốc hội; những vấn đề lớn khác thì nên đưa ra trong kỳ họp Quốc hội để các đại biểu thảo luận.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!