Chủ sở hữu phải làm gì khi nhãn hiệu bị xâm phạm, đạo nhái ?
Nội dung bài viết
Trong thời gian gần đây, tình trạng xâm phạm đối với nhãn hiệu, làm giả thương hiệu diễn ra ngày càng nhiều với những thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại không nhỏ cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Do đó khi phát hiện các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm, đạo nhái có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
Xác minh, thu thập chứng cứ hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Để thuận lợi cho việc xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu thì cần xác minh, thu nhập chứng cứ như sau:
– Xác định chủ thể sở hữu nhãn hiệu là ai (Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, giấy tờ thể hiện đang được cơ quan chức năng xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu trí tuệ,….)
– Xác minh hành vi vi phạm nhãn hiệu là gì? (Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;….)
– Xác minh thiệt hại do hành vi vi phạm nhãn hiệu gây ra
Thực hiện giám định nhãn hiệu
Giám định sở hữu trí tuệ không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Mục đích của việc giám định là xác định xem có hay không hành vi vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu trái phép.
Để thực hiện giám định thì chủ sở hữu nhãn hiệu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Văn bản thể hiện yêu cầu giám định (Quyết định trưng cầu giám định/Tờ khai yêu cầu giám định);
– Văn bằng bảo nhãn hiệu;
– Tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo…, vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa nhãn hiệu;
– Giấy ủy quyền (nếu Đơn giám định được nộp thông qua đại diện);
– Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm).
Gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sau khi đã phát hiện hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép hoặc đã có kết luận giám định sở hữu trí tuệ, tổ chức, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gửi thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại đến tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Việc thông báo này được thể hiện bằng văn bản. Trong văn bản phải có các thông tin như: Chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm (theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP)
Trường hợp gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nhưng họ vẫn không chấm dứt hành vi vi phạm thì có thể xử lý bằng biện pháp dưới.
Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm
Chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (theo điểm c khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
* Thẩm quyền giải quyết
Theo khoản 1 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý như sau:
– Khởi kiện tại Toà án nhân dân;
– Xử phạt vi phạm hành chính.
Tuỳ vào tính chất và mức độ vi phạm, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính gồm các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý như sau:
– Thanh tra Bộ Khoa học và Công Nghệ, thanh tra Sở Khoa học và Công Nghệ;
– Đội Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường;
– Chi cục Hải quan, Tổng cục Hải quan;
– Trạm Công an cửa khẩu, Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ;
– UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh.
* Hồ sơ yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý bao gồm:
– Đơn yêu cầu, xử lý xâm phạm;
– Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền;
– Chứng cứ chứng minh xâm phạm;
– Văn bản ủy quyền (nếu có).
Trên đây là một số biện pháp chủ sở hữu nhãn hiệu có thể thực hiện khi phát hiện nhãn hiệu của mình bị xâm phạm. Tùy theo tính chất mức độ vi phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!