Xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu, vi phạm nhãn hiệu
Nội dung bài viết
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chúng đang diễn ra rất phổ biết và tinh vi tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là một vấn nạn khiến các cá nhân, tổ chức và cơ quan chức năng đau đầu khi giải quyết. Để xác định hành vi vi phạm nhãn hiệu sẽ dựa trên nhiều yếu tố và đặc điểm, tuy nhiên cũng không phải là việc làm dễ dàng gì. Bài viết này Luật TGS sẽ nêu ra các yếu tố để xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo quy định.
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu là gì ?
Hành vi vi phạm nhãn hiệu là hành vi sử dụng nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự, có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký.
Ví dụ về hành vi xâm phạm nhãn hiệu: mì Hảo Hạng của Asia foods nhái bao bì, xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam: Xét về tổng thể, cách trình bày kiểu chữ “Hảo Hạng, tôm chua cay”, đặc biệt là dấu hiệu hình tô mì và sợi mì, hình các con tôm, hình nửa quả chanh cùng các loại rau thơm, hành cùng với tổ hợp màu sắc, đặc biệt màu sắc chủ đạo của bao gói mì là màu đỏ cùng với màu hồng, xanh nước biển, xanh nước biển đậm, xanh nước biển nhạt, xanh lá cây, vàng, vàng nâu, tím, trắng, đen” tạo thành một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay, hình” được bảo hộ theo GCN ĐKNHHH số 62360.
Căn cứ xác định hành vi vi phạm nhãn hiệu
Yếu tố xâm phạm nhãn hiệu
– Là dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
– Gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam.
– Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố vi phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
+ Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đến với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương ứng về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
– Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ và bị coi là yếu tố vi phạm nhãn hiệu nếu:
+ Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
+ Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm/dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ.
Căn cứ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của nhãn hiệu
– Phạm vi bảo hộ về tổng thể, từng thành phần của nhãn hiệu, mức độ tương tự của dấu hiệu với nhãn hiệu và tổng thể và với các thành phần có khả năng phân biệt của nhãn hiệu, đặc biệt thành phần gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng.
– Tính liên quan của hàng hóa, dịch vụ về chức năng, công dụng, thành phần cấu tạo; thực tiễn tập quán mua bán, phân phối, lựa chọn, sử dụng hàng hóa, dich vụ; điều kiện, phương thức, địa điểm bày bán, phân phối, tiếp thị, quảng bá, mua bán hàng hóa, dịch vụ
– Đặc điểm, mức độ chú ý của người tiêu dùng khi lựa chọn, mua bán hàng hóa, dịch vụ;
– Những tiêu chí khác như: thực tiễn sử dụng và bảo hộ các nhãn hiệu tương tự cho cùng loại hàng hóa; ảnh hưởng của các yếu tố khác tạo ra sự liên tưởng về mối quan hệ giữa hàng hóa, dịch vụ bị xem xét với hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ;
– Chứng cứ về hậu quả nhầm lẫn đối với người tiêu dùng có thể được sử dụng để hỗ trợ đánh giá khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu nhưng không phải là điều kiện bắt buộc trong việc đưa ra kết luận về khả năng gây nhầm lẫn của việc sử dụng dấu hiệu.
Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
– Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thì không cần xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo nhãn hiệu đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thì cần phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng
– Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng thì cần phải đánh giá khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng;
– Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này không có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ nhưng gây ấn tượng sai lệch cho người tiêu dùng về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì cũng bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
– Khi nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ thể quyền phải cung cấp các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu đó đã nổi tiếng tại Việt Nam theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ, không phụ thuộc vào việc nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hay chưa;
– Trước khi quyết định tiến hành thủ tục xử lý vi phạm, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ để xem xét, đánh giá một nhãn hiệu có được coi là nổi tiếng tại Việt Nam hay không. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể trao đổi ý kiến chuyên môn với Cục Sở hữu trí tuệ và/hoặc lấy ý kiến hội đồng tư vấn.
– Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan xử lý vi phạm có thể căn cứ vào các tài liệu liên quan để xem xét việc thừa nhận nhãn hiệu được coi là nổi tiếng tại Việt Nam nếu việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng của các cơ quan nêu trên tại thời điểm yêu cầu xử lý vi phạm còn phù hợp.
– Tuy nhiên, không phải mọi hành vi sử dụng nhãn hiệu mà chưa có sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đều là hành vi xâm phạm. Để tránh tình trạng độc quyền một cách tuyệt đối của chủ sở hữu và cũng đồng thời để cân bằng lợi ích xã hội, pháp luật cũng ghi nhận những trường hợp ngoại lệ của việc sử dụng nhãn hiệu – chủ yếu là những hành vi sử dụng nhãn hiệu không nhằm mục đích thương mại.
– Theo Điều 17 Hiệp định TRIPS: “Các thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với các quyền được cấp liên quan đến một nhãn hiệu hàng hóa, chẳng hạn như việc sử dụng với mục đích lành mạnh các thuật ngữ mang tính chất mô tả, với điều kiện là những ngoại lệ đó không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và của các bên thứ ba”
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!