Chuyển mục đích sử dụng đất để kinh doanh thủ tục như nào?

(Thanh tra) – Tình huống:

Theo Tuổi trẻ online: Trung tâm Tiệc cưới và Hội nghị White Palace tại 194 Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) có tên là công trình Nhà hàng Nam Bắc do Công ty sản xuất – thương mại – xuất nhập khẩu Tây Nam (Công ty Tây Nam – thuộc Quân khu 7) làm chủ đầu tư, hoàn thành xây dựng công trình trên khu đất có mục đích sử dụng là đất an ninh quốc phòng vào cuối năm 2007. Trước đó, ngày 18/8/2006, Bộ Quốc phòng có công văn đồng ý cho Quân khu 7 làm thủ tục chuyển 8 khu đất sử dụng vào mục đích quốc phòng sang đất làm kinh doanh (khoảng 225.643m2), trong đó có khu đất 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận với khuôn viên 7.382m2. Công văn của Bộ Quốc phòng yêu cầu Quân khu 7 làm việc với UBND TP HCM để hoàn thành các thủ tục về quản lý, sử dụng và khai thác các khu đất trên vào mục đích kinh tế theo qui định của pháp luật hiện hành.

Ông Nguyễn Khắc Chuyền, phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội, hỏi:

Tại sao lại phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng từ “đất an ninh quốc phòng” sang “đất làm kinh tế” trong khi Công ty Tây Nam là doanh nghiệp quân đội nên đương nhiên có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh? Hậu quả pháp lý từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất? Hiện nay, vẫn có những đơn vị quân đội quản lý, sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng lại cho doanh nghiệp bên ngoài thuê dưới hình thức “liên doanh, liên kết” trong khi chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Việc làm đó có đúng?

đất kinh doanh

Luật sư trả lời

Nội dung trả lời của Luật sư về chuyển mục đích sử dụng đất sang đất làm kinh doanh

I. Luật Đất đai năm 2003 quy định người sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh được giao đất không phải trả tiền sử dụng đất; còn đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì người sử dụng phải trả tiền sử dụng đất hoặc phải trả tiền thuê đất. Theo khoản 1, Điều 89 Luật Đất đai 2003, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm:

1) Đất cho các đơn vị đóng quân;

2) Đất làm căn cứ quân sự;

3) Đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

4) Đất làm ga, cảng quân sự;

5) Đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

6) Đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

7) Đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

8) Đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

9) Đất làm nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

10) Đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

11) Đất xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh khác do Chính phủ quy định.
“Đất làm kinh tế” không có trong “danh mục” trên. Do đó, dù “đương nhiên có chức năng sản xuất kinh doanh”, để được sử dụng “đất quốc phòng” làm kinh tế, Công ty Tây Nam – Quân khu 7 vẫn phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Bộ Quốc phòng ra văn bản chỉ đạo Quân khu 7 tiến hành nghiêm túc việc này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.

II. Hậu quả pháp lý từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng “đất quốc phòng” sang “đất làm kinh tế”?

Có thể hiểu rằng, Trung tâm Tiệc cưới và Hội nghị White Palace tại 194 Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh) nằm trên vị trí đất do quân đội quản lý, sử dụng, nhưng hiện nay không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh. Theo quy định tại khoản 6 Điều 83, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định: Đất này phải “bàn giao cho địa phương quản lý”; và “đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì phải do các doanh nghiệp quốc phòng sử dụng và phải chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất…”.

III. Việc đơn vị quân đội quản lý, sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, nhưng lại cho doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước thuê đất dưới hình thức hợp đồng “hợp tác kinh doanh” hoặc hợp đồng “liên doanh, liên kết”, trong khi đất đó chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng là trái pháp luật. Đơn vị quân đội không phải là doanh nghiệp quốc phòng mà làm việc ấy thì lại… càng sai! Trong trường hợp này, hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Việc xử lý hậu quả được thực hiện theo quy định của pháp luật hợp đồng kinh tế, pháp luật dân sự đối với hợp đồng vô hiệu.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!