Công chứng để ‘lọt’ giấy tờ giả, trách nhiệm thuộc về ai?

Hàng loạt vụ lừa đảo bằng thủ đoạn giả chủ nhà để thực hiện thủ tục công chứng, chuyển nhượng nhà đất. Tuy nhiên, trách nhiệm của tổ chức hành nghề công chứng ra sao, vẫn là việc gây nhiều tranh luận.

Theo quan điểm của Luật sư: ngành chức năng cần thực hiện những biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng giấy tờ giả “lọt” qua văn phòng công chứng, “lọt” qua công chứng viên và những giải pháp lâu dài để giải quyết tận gốc tình trạng sử dụng giấy tờ giả trong công chứng như hiện nay.

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội)

Hiện này, tình trạng nhiều giấy tờ giả có cơ hội “lọt” qua văn phòng công chứng không phải điều xa lạ. Hiện tượng này tác động xấu đến việc bảo đảm an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự, giải quyết thủ tục hành chính, thiệt hại về vật chất cho người dân, khiến người dân lo lắng khi giao dịch mua bán tài sản tại các văn phòng công chứng. Vì vậy, ngoài việc dựa trên sự rà soát cặn kẽ của công chứng viên thì các cơ quan chức năng đóng vai trò lớn trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tình trạng này.

Trước đó, Theo Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 về chính sách phát triển nghề công chứng của Chính phủ đề ra những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó có việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng, phát huy vai trò của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên; thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình tổ chức và hoạt động công chứng nhằm phát hiện, điều tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi trong đó có lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời bảo đảm quyền hành nghề hợp pháp của công chứng viên; xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, dân cư với cơ sở dữ liệu công chứng bảo đảm việc kết nối liên thông giữa các sở, ban, ngành có liên quan với các tổ chức hành nghề công chứng… 

Thêm vào đó, cơ quan chức năng phải thường xuyên rà soát  các quy định pháp luật về dân sự, đất đai, nhà ở, đầu tư, giao dịch bảo đảm… liên quan đến tổ chức và hoạt động công chứng; quy định về việc sử dụng tài liệu, giấy tờ giả, giả mạo người yêu cầu công chứng và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động công chứng; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng toàn quốc; tổ chức đào tạo, tập huấn việc khai thác sử dụng hệ thống thông tin, làm việc trên môi trường điện tử và thực hiện việc cập nhật, kết nối, chia sẻ các dữ liệu có liên quan đến hoạt động công chứng… Đây có thể xem là những giải pháp căn cơ, lâu dài để ngăn chặn tình trạng sử dụng giấy tờ giả trong hoạt động công chứng.

Để giải quyết tận gốc tình trạng sử dụng giấy tờ giả trong công chứng như hiện nay các cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp ngăn chặn, xử phạt nghiêm khắc các hành vi giả mạo giấy tờ để lừa đảo. Để nhận diện giấy tờ giả mạo, nhiều cơ quan quản lý tổ chức hành nghề công chứng, hội, tổ chức chứng viên trên cả nước đã tiến hành nhiều đợt tập huấn, nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp cho công chứng viên. Nhiều công ty, văn phòng công chứng trang bị các máy soi, kính lúp để phóng đại quan sát các chi tiết trên giấy tờ, văn bản… Khi phát hiện, nghi ngờ các giấy tờ giả mạo, công chứng viên lập biên bản tạm giữ giấy tờ để xác minh tại các cơ quan có thẩm quyền.

Vậy Dùng giấy tờ giả nhằm lừa đảo trong công chứng có xử lý hình sự được không?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014 “nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi: cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng”.

Theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là người phạm tội đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối ở trường hợp ký công chứng chuyển nhượng nhà, đất được coi là dùng giấy tờ giả để thực hiện tội phạm của người phạm tội.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà xử lý người phạm tội. Nếu giấy tờ giả mà người phạm tội sử dụng cấu thành một tội phạm độc lập khác thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội: “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Điều 174 BLHS” và “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, Điều 341 BLHS”.

 “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là tội cấu thành vật chất nhưng không vì thế mà cho rằng người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì không cấu thành tội này. Cũng như đối với các tội phạm cấu thành vật chất khác được thực hiện do cố ý, hậu quả chưa xảy ra là ngoài ý muốn của người phạm tội.

Do đó, nếu người phạm tội đã chuẩn bị giấy tờ giả đã giao dịch với người bị hại, đã thiết lập hợp đồng chuyển nhượng và hai bên đã ký vào hợp đồng này, khi công chứng viên kiểm tra toàn bộ hồ sơ công chứng để ký, thì phát hiện giấy tờ giả, người bị hại chưa giao tiền, thì trường hợp này được coi là phạm tội chưa đạt. Người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 174 BLHS. Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, tòa sẽ áp dụng thêm Điều 15 BLHS (phạm tội chưa đạt).

Cơ quan tố tụng cần thay đổi nhận thức là khi đối tượng dùng giấy tờ giả yêu cầu ký công chứng với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì đây là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, do đó cần phải xử lý. Còn hành vi giả mạo bị phát hiện, ngăn chặn kịp thời làm cho việc chiếm đoạt tài sản của đối tượng không thực hiện được là nằm ngoài tính toán của đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Ở đây chỉ cần căn cứ vào giá trị vật chất cụ thể mà đối tượng phạm tội mong muốn chiếm đoạt chứ không nên đợi đến khi hậu quả xảy ra mới xử lý. Với nhận thức như vậy thì việc xử lý tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, hay “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” không nhất thiết phải đợi hậu quả xảy ra mới xử lý đươc.

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) đã được đăng tải trên báo Đại Đoàn Kết – Cơ quan trung ương của mặt trận tổ quốc Việt Nam:

http://daidoanket.vn/giay-to-gia-lot-cua-van-phong-cong-chung-he-luy-khon-luong-5677978.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!