Dàn cảnh bắt cóc để tống tiền người thân sẽ bị xử lý như thế nào?
Nội dung bài viết
- 1 Theo quy định của pháp luật, hành vi dàn cảnh bắt cóc để tống tiền có thể bị xử lý như thế nào?
- 2 Hành vi của người con trai là tự biến mình thành con tin thì có được cho là phạm tội không, thưa luật sư?
- 3 Trong vụ việc này, các đối tượng đã đe dọa sát hại người thân để buộc nạn nhân phải nộp số tiền 230 triệu đồng, vậy các đối tượng này đã phạm tội gì?
- 4 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình, các đối tượng này mới chỉ nhận được số tiền là 5 triệu đồng từ nạn nhân, vậy các đối tượng này sẽ chịu mức phạt như thế nào?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một hành vi gây hại cho xã hội. Sự việc gần đây đã khiến dư luận phải nhắc đến nhiều khi hai đối tượng đã thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản. Điều đáng nói, các đối tượng dựng lên kịch bản bắt cóc để tống tiền mẹ ruột của mình. Ngày 17/5, mẹ của đối tượng được một người lạ gọi điện thông báo đang bắt giữ con trai mình. Để uy hiếp mẹ, đối tượng cùng đồng phạm diễn màn kịch bị bắt cóc, kêu la thảm thiết, dùng tay tự tát vào mặt và kêu la bị nhốt trong chuồng gà. Đồng thời yêu cầu nạn nhân phải trả thay tiền nợ 230 triệu đồng cho con trai. Từ ngày 17 đến ngày 19/5, đối tượng đã gọi thêm 3 cuộc đe dọa phải chuyển tiền để bảo đảm tính mạng của con trai. Lo lắng cho tính mạng của con trai, nạn nhân đã chuyển số tiền 5 triệu đồng. Trong khi các đối tượng đang tìm cách để tiếp tục đe dọa và chiếm đoạt thêm tiền thì bị công an bắt giữ.
Theo quy định của pháp luật, hành vi dàn cảnh bắt cóc để tống tiền có thể bị xử lý như thế nào?
Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:
Hành vi dàn cảnh bắt cóc để tống tiền có thể bị xử lý hình sự theo Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về “Tội cưỡng đoạt tài sản”
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt từ 01 năm đến 20 năm; ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản tùy thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Hành vi của người con trai là tự biến mình thành con tin thì có được cho là phạm tội không, thưa luật sư?
Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:
Về mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện, tiến hành tội phạm này với lỗi cố ý. Với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này . Theo đúng nguyên tắc thì mục tiêu chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe doạ bằng vũ lực ; hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác. Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ đối với chuyển hoá tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực thi một tội phạm khác ; nhưng sau đó lại nhắm tới mục tiêu chiếm đoạt gia tài, thì cũng sẽ phạm vào tội danh này.
Trong Bộ luật hình sự năm 2015, không có bất cứ quy định gì thêm về đối tượng người phạm tội và nạn nhân có quan hệ như thế nào, có phải thân nhân: mẹ con, vợ chồng,… hay không. Mà chỉ dựa trên tính chất khách quan và chủ quan, mức độ phạm tội của hành vi mà xác định tội danh mà áp dụng khung hình phạt. Việc người phạm tội và người bị hại là mẹ con ruột cũng không trở thành ngoại lệ để có thể áp dụng tình tiết định khung hình phạt tăng nặng hay giảm nhẹ.
Trong vụ việc này, các đối tượng đã đe dọa sát hại người thân để buộc nạn nhân phải nộp số tiền 230 triệu đồng, vậy các đối tượng này đã phạm tội gì?
Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:
Hành vi dàn cảnh bắt cóc để tống tiền, đe dọa sát hại người thân để buộc nạn nhân phải nộp số tiền 230 triệu đồng trên đã đe dọa uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản nên trên là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Trong vụ việc này cơ quan điều tra có thể khởi tố các đối tượng về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 bởi hành vi bắt cóc chỉ là dàn dựng
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình, các đối tượng này mới chỉ nhận được số tiền là 5 triệu đồng từ nạn nhân, vậy các đối tượng này sẽ chịu mức phạt như thế nào?
Theo Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội:
Theo quy định của pháp luật thì tội “Cưỡng đoạt tài sản” có cấu thành hình thức, chỉ cần có hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội danh này, chưa cần phải chiếm đoạt được tài sản của nạn nhân.
Trong vụ án này, các đối tượng đã thực hiện hành vi đe dọa sát hại người thân để buộc nạn nhân phải nộp số tiền 230 triệu đồng. Như vậy mục đích của hành vi là nhằm chiếm đoạt số tiền 230 triệu đồng của bà mẹ. Việc nạn nhân mới chuyển số tiền 5 triệu đồng cho các đối tượng này không làm thay đổi mục đích chiếm đoạt ban đầu của các bị cáo là 230 triệu đồng. Do đó, các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự với số tiền 230 triệu đồng là mục đích chiếm đoạt của các bị cáo từ khi bắt đầu việc đe dọa, uy hiếp tinh thần nạn nhân. Các bị cáo phải bị xét xử về tội Cưỡng đoạt tài sản với tình tiết định khung hình phạt “Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng” được quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 170 BLHS 201, theo đó các đối tượng sẽ bị xử phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
»» BÁO CHÍ ĐƯA TIN:
Ý kiến của Luật sư Đặng Phương Chi – Hãng Luật TGS, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã được đăng tải trên chuyên trang của Báo Điện Tử Công Lý – CƠ QUAN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO : https://baove.congly.vn/dan-canh-bat-coc-de-tong-tien-nguoi-than-se-bi-xu-ly-nhu-the-nao-383618.html
Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!