Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Nội dung bài viết
- 1 Căn cứ pháp lý
- 2 Về thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
- 3 Điều kiện để kết hôn với người nước ngoài
- 4 Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm:
- 5 Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- 6 Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- 7 Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- 8 Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào ? Bài viết này Công ty Luật TGS sẽ nêu cụ thể về hồ sơ, quy trình thực hiện và các vấn đề liên quan.
Căn cứ pháp lý
– Luật hộ tịch 2014.
– Luật hôn nhân gia đình 2014.
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
– Thông tư 15/2015/TT-BTP.
Về thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.
Trường hợp,người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Điều kiện để kết hôn với người nước ngoài
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm:
– 01 Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
– Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân của mỗi bên do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
– Bản sao công chứng CMND/Căn cước công dân của người Việt Nam ở trong nước;
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú;
– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam);
– Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
* Lưu ý: Các giấy tờ trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật; đồng thời phải còn thời hạn sử dụng.
Video tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý, chúng tôi tự tin tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài cho quý khách hàng trong cả nước:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Thành phần hồ sơ: gồm các loại giấy tờ nêu trên.
Địa điểm nộp: Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp quận, huyện.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ:
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và trả kết quả.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hai bên bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài
Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Bước 4: Trao Giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
– Việc trao giấy này phải có mặt cả 2 bên nam, nữ. Công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến 2 bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng 2 bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
– Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
– Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên.
* Lưu ý:
+ Nếu 01 trong 02 bên không thể có mặt cùng lúc để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể đề nghị Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Nếu hết 60 ngày mà không đến nhận thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Sau đó, nếu 2 bên nam, nữ muốn đăng ký kết hôn thì phải tiến hành thủ tục như ban đầu.
+ Nếu UBND cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bảnh nêu rõ lý do cho 2 bên nam, nữ.
Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài
– Thời gian thẩm định hồ sơ + ký giấy đăng ký kết hôn: 10 – 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Thời gian trao giấy kết hôn: 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài
– Lệ phí đăng ký kết hôn: 1.500.000 đồng/trường hợp
Mọi thông tin thắc mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn Hôn nhân và Gia đình: 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời.
Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Câu hỏi: Em là người Việt, hiện dang làm việc tại Việt Nam, người yêu em là người Trung Quốc đang ở Trung Quốc. Em muốn đăng kí kết hôn ở Việt Nam thì 2 bên cần phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết nào ạ. Địa điểm đăng ki kết hôn là sở tư pháp cấp nào ạ. Rất mong được sự tư vấn của luật sư ?
Trả lời :
Như bạn đã nêu trên, bạn là người Việt Nam và muốn tổ chức hôn lễ kết hôn với người Trung Quốc tại Việt Nam, chúng tôi xin giải đáp như sau:
– Căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định 126/2014/NĐ-CP về trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài:
+ Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
+ Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp cùng hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
– Việc tổ chức hôn lễ sẽ được thực hiện theo Điều 24 Nghị định 126/2014/NĐ-CP cụ thể:
+ Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
+ Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Sở Tư pháp.
Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 1 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn”.
– Trường hợp của bạn có nói là người kết hôn cùng bạn là người Trung Quốc đang ở Trung Quốc, nếu anh ấy đồng ý về Việt Nam để kết hôn thì thủ tục sẽ thực hiện đúng như trên đã nêu. Nếu anh ấy vắng mặt thì căn cứ Điều 8 Thông tư 02a/2015/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, cụ thể:
+ Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt và xuất trình giấy tờ chứng minh về nhân thân.
+ Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ không thể có mặt để tổ chức lễ đăng ký kết hôn vào ngày Sở Tư pháp ấn định thì phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn và nêu rõ lý do không thể có mặt. Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người đề nghị gia hạn biết thời hạn gia hạn không được quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Như vậy, việc kết hôn với bạn trai của chị nhất thiết phải có mặt của anh bạn đó.
XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN
Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!