Những hành vi phạm tội cụ thể của tội giết người

Những hành vi phạm tội cụ thể của tội giết người

Giết 02 người (điểm a khoản 1 Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Thực tiễn xét xử không ít trường hợp không có ai bị giết cả nhưng vẫn có người bị xét xử về tội giết người. Đó là trường hợp giết người chưa đạt. Trong trường hợp giết từ 02 người trở lên cũng vậy, chỉ cần xác định người phạm tội có ý định giết người là thuộc trường hợp phạm tội này rồi mà không nhất thiết phải có nhiều người chết.
Ví dụ: A có mâu thuẫn với gia đình B, nên A có ý định giết cả nhà B. Nhằm lúc gia đình B đang quây quần bên mâm cơm, A rút chốt lựu đạn ném vào chỗ cả nhà B đang ăn cơm, nhưng lựu đạn không nổ.

Những hành vi phạm tội cụ thể của tội giết người 

Như vậy, người bị giết phải đều thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì người phạm tội mới bị coi là giết 02 người trở lên.
Nếu có hai người chết, nhưng lại có một người do lỗi vô ý của người phạm tội thì không coi là giết nhiều người mà thuộc trường hợp phạm hai tội: “Giết người” và “vô ý làm chết người”. Nếu có hai người chết, nhưng chỉ có một người thuộc trường hợp quy định tại Điều 1233 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 còn người kia lại thuộc trường hợp trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hoặc thuộc trường hợp làm chết người trong khi thi hành công vụ thì không thuộc trường hợp giết nhiều người mà tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 123 và một tội khác (giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh hoặc giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…)
Giết người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Giết người dưới 16 tuổi là trường hợp người phạm tội đã cố ý tước đoạt tính mạng của người dưới 16 tuổi. Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em.
Theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì người dưới 16 tuổi là trẻ em.

Khi áp dụng tường hợp phạm tội này cần chú ý việc xác định tuổi của người bị hại là người dưới 16 tuổi, đây là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hồ sơ vụ án nhất thiết phải có giấy khai sinh của người bị hại là người dưới 16 tuổi, nêu không có giấy khai sinh thì phải có các tài liệu chứng minh người bị hại là người chưa đến 16 tuổi.
Giết phụ nữ mà biết là có thai (điểm c khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Là trường hợp người phạm tội biết rõ người mình giết là phụ nữ đang có thai. Nếu nạn nhân là người tình của người phạm tội thì thuộc trường hợp giết người vì động cơ đê hèn.
Nếu người bị giết có thai thật, nhưng có căn cứ để xác định người phạm tội không biết họ đang có thai thì cũng không thuộc trường hợp phạm tội giết phụ nữ mà biết là có thai.
Ngược lại, trong trường hợp người phụ nữ bị giết không có thai, nhưng người phạm tội tưởng lầm là có thai và sự lầm tưởng này của người phạm tội là có căn cứ, thì người phạm tội vẫn bị xét xử về tội giết người trong tường hợp “giết phụ nữ mà biết là có thai”.
Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân (điểm d khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
– Trường hợp người bị giết là người đang thi hành công vụ, Tức là người bị giết đang thực hiện một nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó. Nhiệm vụ được giao có thể là đương nhiên do nghề nghiệp quy định: cán bộ chiến sĩ công an nhân dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ, thầy thuốc đang điều trị tại bệnh viện; thầy giáo đang giảng bài hoặc hướng dẫn học sinh tham quan, nghỉ mát; thẩm phán đang xét xử tại phiên toà; cán bộ thuế đang thu thuế; thanh niên cờ đỏ, dân quân tự vệ đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự ở nơi công cộng v.v…
Cũng được coi là đang thi hành công vụ đối với nhưng người tuy không được giao nhiệm vụ nhưng họ tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong một số trường hợp nhất định như: đuổi bắt người phạm tội bỏ trốn; can ngăn, hoà giải những vụ đánh nhau ở nơi công cộng v.v…
Nạn nhân bị chết phải là lúc họ đang làm nhiệm vụ, thì người phạm tội mới bị coi là phạm tội trong trường hợp “giết người đang thì hành công vụ”. Nếu nạn nhân lại bị giết vào lúc khác thì không thuộc trường hợp giết người đang thi hành công vụ, mà tuỳ từng trường hợp có thể là giết người bình thường hoặc thuộc trường hợp khác.
Nạn nhân bị giết phải là người thi hành nhiệm vụ đúng pháp luật, nếu trái với pháp luật mà bị giết thì người có hành vi giết người không phải là “giết người đang thi hành công vụ”.
– Trường hợp giết người đang thi hành công vụ, nạn nhân bị giết trong trường hợp này không phải lúc họ đang thi hành công vụ mà có thể trước hoặc sau đó. Thông thường, nạn nhân là người đã thi hành một nhiệm vụ và vì thế đã làm cho người phạm tội thù oán nên đã giết họ.
Tuy nhiên, có một số trường hợp người bị giết chưa kịp thi hành nhiệm vụ được giao, nhưng người có hành vi giết người cho rằng nếu để người naỳ sống, nhiệm vụ mà họ thực hiện sẽ gây ra thiệt hại cho mình, nên đã giết trước.
Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình (điểm đ khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Đây là trường hợp giết người mang tính chất phản trắc, bội bạc; giết người mà người bị giết đáng lẽ người phạm tội phải có nghĩa vụ kính trọng. Việc nhà làm luật coi trường hợp giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự (tình tiết định khung tăng nặng) là xuất phát từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, truyền thống tôn sư trọng đạo.
Giết người mà liền trước đó hoặc sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (điểm e khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Trường hợp trước hoặc sau khi giết người, người phạm tội đã thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Ví dụ: A vừa sử dụng vũ khí cướp tài sản của B, đang bỏ chạy thì gặp C là người mà A đã thù ghét từ trước, sẵn có vũ khí trong tay, A gây sự và giết chết B.
Trường hợp giết người này cũng tương tự như trường hợp giết người mà liền trước đó thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, mà người phạm tội thực hiện diễn ra ngay sau đó chứ không phải ngay trước đó.

hành vi phạm tội cụ thể của tội giết người

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tại Vĩnh Phúc
Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác (điểm g khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Trường hợp sau khi giết người, người phạm tội lại thực hiện một tội phạm khác. Tội phạm khác là tội phạm bất kỳ do Bộ luật hình sự quy định, không phân biệt đó là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tất nhiên tội phạm khác ở đây không phải là tội giết người.
Về thời gian, tội phạm được thực hiện sau khi giết người, có thể là liền ngay sau khi vừa giết người hoặc có thể xảy ra sau một thời gian nhất định. Hành vi giết người là tiền đề, là phương tiện để thực hiện tội phạm sau, nếu không giết người thì không thực hiện được tội phạm sau.
Ví dụ: Giết người để cướp của, giết người để khủng bố, giết người để trốn đi nước ngoài v.v…
Trường hợp trước khi giết người, người có hành vi giết người đã thực hiện một tội phạm và để che giấu tội phạm đó nên người phạm tội đã giết người. Thông thường sau khi phạm một tội có nguy cơ bị lộ, người phạm tội cho rằng chỉ có giết người thì tội phạm mà y đã thực hiện mới không bị phát hiện. Người bị giết trong trường hợp này thường là người đã biết hành vi phạm tội hoặc cùng người phạm tội thực hiện tội phạm.
Về thời gian, tội phạm mà người có hành vi giết người muốn che giấu có thể xảy ra liền ngay trước với tội giết người, nhưng cũng có thể xảy ra trước đó một thời gian nhất định.
Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân (điểm h khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Trường hợp giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân thay thế hoặc để bán cho người khác dùng vào việc thay thế bộ phận đó. Trường hợp giết người này thực tiễn chưa xảy ra, nhưng trên thế giới nhiều nước đã có tình trạng giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân nhằm thay thế bọ phận đó cho mình hoặc cho người thân của mình hoặc bán để người khác thay thế bộ phận đó.
Thực hiện tội phạm một cách man rợ (điểm i khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Tính chất man rợ của hành vi giết người thể hiện ở chỗ, làm cho nạn nhân đau đớn, quằn quại trước khi chết như: mổ bụng, moi gan, khoét mắt, chặt chân tay, xẻo thịt, lột da, tra tấn cho tới chết…Các hành vi trên, người phạm tội thực hiện trước khi tội phạm hoàn thành, tức là trước khi nạn nhân bị chết.
Giết người bằng cách lợi dụng nghề nghiệp (điểm k khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Đây là trường hợp người phạm tội dã sử dụng nghề nghiệp của mình để làm phương tiện giết người dễ dàng và cũng dễ dàng che giấu tội phạm như: bác sĩ giết bệnh nhân, nhưng lập bệnh án là nạn nhân chết do bệnh hiểm nghèo; Bảo vệ bắn chết người, nhưng lại vu cho họ là kẻ cướp.
Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người (điểm l khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là nói đến tính năng, tác dụng của phương tiện mà người phạm tội sử dụng khi phạm tội có tính nguy hiểm cao, có thể gây thương vong cho nhiều người như: ném lựu đạn vào chỗ đông người, bỏ thuốc độc vào bể nước nhằm giết một người mà người phạm tội mong muốn.
Hậu quả của hành vi sử dụng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người có thể chết người mà người phạm tội mong muốn và có thể chết người khác, có thể chết nhiều người và cũng có thể không ai bị chết. Nhưng người phạm tội vẫn bị coi là giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người và bị xử lý theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, nếu không có ai bị chết thì người phạm tội được áp dụng Điều 18 Bộ luật hình sự về trường hợp “giết người chưa đạt”
Thuê giết người hoặc giết người thuê (điểm m khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
– Trường hợp trả cho người khác tiền hoặc lợi ích vất chất để họ giết người mà mình muốn giết.
Cũng giống như những trường hợp thuê làm một việc, người phạm tội vì không trực tiếp thực hiện hành vi giết người nên đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để thuê người khác giết người. Người trực tiếp giết người trong trường hợp này là người giết thuê.
– Trường hợp người phạm tội lấy việc giết người làm phương tiện để kiếm tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Vì muốn có tiền nên người phạm tội đã nhận lời với người thuê mình để giết một người khác.

Người phạm tội phải có ý thức giết thuê thật sự mới là phạm tội vì động cơ đê hèn. Vì nể hoặc sợ nên người phạm tội nhận lời giết người thì không phải là “giết thuê”.
Giết người có tính chất côn đồ (điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Là trường hợp khi giết người, người phạm tội rõ ràng đã coi thường những quy tắc trong cuộc sống, có những hành vi ngang ngược, giết người vô cớ (không có nguyên cớ) hoặc cố tình sử dụng những nguyên cớ nhỏ nhặt để giết người.
Đây cũng là một vấn đề hiện nay còn nhiều vướng mắc và cũng là vấn đề phức tạp có nhiều ý kiến khác nhau. Khi xác định trường hợp giết người có tính chất côn đồ cần phải có quan điểm xem xét toàn diện, tránh xem xét một cách phiến diện như: chỉ nhấn mạnh đến nhân thân người phạm tội, hoặc chỉ nhấn mạnh đến địa điểm xảy ra vụ giết người hay chỉ nhấn mạnh đến hành vi cụ thể gây ra cái chết cho nạn nhân, đâm nhiều nhát dao vào người nạn nhân là có tính chất côn đồ; nhưng có trường hợp người phạm tội chỉ đâm một nhát trúng tim nạn nhân chết ngay cũng là có tính chất côn đồ. Cần xem xét đến mối quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân, thái độ của người phạm tội khi gây án, nguyên nhân nào dẫn đến việc người phạm tội giết người.
Giết người có tổ chức (điểm o khoản 1 Điều 93)
Là trường hợp nhiều người tham gia vào một vụ giết người, có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện việc giết người; có sự phân công; có kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc giết người.
Nếu nhiều người cùng tham gia vào một vụ án giết người, nhưng không có sự cấu kết chặt chẽ, mà chỉ có sự đồng tình có tính chất hời hợt thì không phải là giết người có tổ chức. Khi đã xác định giết người có tổ chức thì tất cả những người cùng tham gia vụ giết người dù ở vai trò nào (chủ mưu hay giúp sức, chỉ huy hay thực hành…) đều bị coi là giết người có tổ chức.
Giết người thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm (điểm p khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
Trường hợp trước khi giết người, người phạm tội đã bị kết về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích hoặc đã tái phạm và chưa được xoá án tích.

Những hành vi phạm tội cụ thể của tội giết người
Giết người vì động cơ đê hèn (điểm q khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
a) Giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ hoặc chồng khác.
Vì muốn tự do lấy vợ hoặc chồng khác nên người phạm tội đã giết vợ hoặc giết chồng của mình. Phải có căn cứ xác định người phạm tội vì muốn lấy vợ hoặc lấy chồng khác mà buộc phải giết vợ hoặc giết chồng mình thì mới coi là giết người vì động cơ đê hèn.
b) Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân.
Thông thường, trong trường hợp này giữa người có hành vi giết người với vợ hoặc chồng nạn nhân có quan hệ thông gian với nhau. Tuy nhiên, có trường hợp cá biệt không có quan hệ thông gian từ trước, nhưng trước khi giết nạn nhân người có hành vi giết người đã có ý định lấy vợ hoặc chồng nạn nhân. Trường hợp có quan hệ thông gian từ trước và cả hai đều là thủ phạm thì một người phạm tội thuộc trường hợp “giết vợ hoặc chồng để tự do lấy vợ, lấy chồng khác” còn một người phạm tội thuộc trường hợp “Giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn nhân”.
c) Giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm.
Đây là trường hợp giết phụ nữ mà biết là có thai, nhưng nạn nhân lại là người tình với người phạm tội.
Trách nhiệm mà người phạm tội trốn tránh là trách nhiệm làm bố đứa trẻ, do có trách nhiệm này mà có thể làm cho người phạm tội bị ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống như: bị kỷ luật, bị xã hội lên án, bị gia đình, vợ con ruồng bỏ xa lánh.
d) Giết chủ nợ để trốn nợ.
Bị cáo giết nạn nhân chủ yếu nhằm trốn nợ, nhưng không phải cứ có vay mượn, nợ nần mà đã vội xác định người phạm tội giết người vì động cơ đê hèn, mà phải xác định việc vay mượn đó có xuất phát từ tình cảm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
đ) Giết người để cướp của.
Là trường hợp, người phạm tội muốn chiếm đoạt tiền của do nạn nhân trực tiếp quản lý nên đã giết họ. Người phạm tội giết người trong trường hợp này phải chịu trách nhiệm hình sự về hai tội: Tội giết người và tội cướp tài sản… Riêng tội giết người người phạm tội đã có hai tình tiết định khung tăng nặng đó là: “vì động cơ đê hèn và để thực hiện một tội phạm khác”, người có hành vi giết người để cướp của thường bị phạt với mức án cao như tù chung thân hoặc tử hình nếu họ đã đủ 18 tuổi trở lên.
e) Giết người là ân nhân của mình.
Được coi là ân nhân của kẻ giết mình trong trường hợp nạn nhân là người đã có công giúp đỡ người phạm tội trong lúc khó khăn mà bản thân người phạm tội không thể tự mình khắc phực được

Trên đây là quan điểm của Luật sư – Công ty luật TGS về bài báo trên và căn cứ theo quy định Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài  1900.8698 để được tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư TGS Hoặc truy cập Website: https://tgslaw.vn/luat-su-hinh-su

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!