hành vi xâm phạm quyền tác giả
hành vi xâm phạm quyền tác giả

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam

Thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay vẫn còn diễn ra khá phổ biến, rộng khắp mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hơn nữa trong sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin đặc biệt là Internet đã khiến những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng trở nên phức tạp hơn.

>> Bài viết liên quan: Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

hành vi xâm phạm quyền tác giả

Khái niệm hành vi xâm phạm quyền tác giả

Xâm phạm quyền tác giả là hành vi chiếm đoạt, sao chép, mạo danh tác giả, công bố, phân phối tác phẩm, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả mà không có sự đồng ý của tác giả/chủ sở hữu.

Các hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Việt Nam

Theo Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung 2009 quy định các hành vi xâm phạm quyền tác giả gồm:

– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

– Mạo danh tác giả;

– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;

– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;

– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;

– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định trong Luật này;

– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định khác;

– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định khác;

– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả;

– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu;

– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu;

– Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;

– Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;

– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;

– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;

– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu.

→ Nhìn chung, ta có thể chia các hành vi xâm phạm quyền tác giả thành 3 nhóm riêng biệt: Các hành vi xâm phạm các quyền nhân thân; Các hành vi xâm phạm quyền tài sản; Các hành vi xâm phạm đến các biện pháp bảo vệ quyền tác giả.

Cách xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả

Nghị định số 119/2010/NĐ-CP quy định các căn cứ chung để xác định hành vi vi phạm quyền quyền tác giả bao gồm:

– Thứ nhất: Đối tượng bị xem xét (đối tượng bị xem xét là đối tượng bị nghi ngờ và bị xem xét nhằm đưa ra kết luận đó có phải là đối tượng xâm phạm hay không) thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

– Thứ hai: có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Tức là có các hành vi theo như Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 nêu trên.

– Thứ ba: Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26 của Luật Sở hữu trí tuệ. Đây là hai điều luật nói về các trường hợp được sử dụng tác phẩm mà không bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

– Thứ tư: Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả như thế nào ?

Khi tác phẩm của mình bị một các nhân hay tổ chức nào đó sử dụng với mục đích bất chính hay chưa được sự đồng ý, cho phép của mình,… thì chủ sở hữu quyền hoàn toàn có thể xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả này theo các quy định của pháp luật.

Sau khi xác minh và thu thập đầy đủ các chứng cứ, chủ sở hữu quyền hoàn toàn có thể gửi thư cảnh báo bên vi phạm dừng hành vi xâm phạm ngay, đây là phương án giải quyết dễ dàng và bớt phức tạp cho cả 2 bên.

Tuy nhiên nếu khi đã gửi thư cảnh báo không hiệu quả và không nhận được sự phản hồi tích cực của bên xâm phạm bản quyền tác giả thì tác giả/chủ sở hữu có thể tiến hành nộp đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm này tới Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy Ban Nhân Dân các cấp.

Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý từ phía chủ sở hữu, Cơ quan tiếp nhận sẽ có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để giải quyết.

Làm gì để bảo vệ quyền tác giả của tác phẩm?

Để bảo vệ tác phẩm của mình khỏi những hành vi xâm phạm thì đăng ký bản quyền tác giả là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng để xác lập quyền sở hữu và được pháp luật bảo hộ. Hồ sơ đăng ký gồm các tài liệu sau:

Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả;

– Bản sao tác phẩm (02 bản);

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có đồng tác giả);

– Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu (nếu thuộc sở hữu chung);

– Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ).

Hồ sơ sau khi chuẩn bị xong nộp tại Cục bản quyền tác giả để xin cấp Giấy chứng nhận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Cục sẽ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Nếu hồ sơ có vấn đề gì sai hay thiết sót thì Cục Bản quyền tác giả thông báo từ chối đơn và nêu lý do dẫn đến đơn bị từ chối bằng văn bản cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */