Lợi dụng việc thăm con
Chòng lợi dụng việc thăm con gây ảnh hưởng đến vợ cũ phải làm sao ?

Chồng lợi dụng việc thăm con gây ảnh hưởng đến vợ cũ phải làm sao ?

Câu hỏi từ độc giả: Tôi và chồng cũ ly dị đã được 3 năm và tôi được Tòa án giao nuôi con, năm nay cháu gần 5 tuổi. Nhưng chồng cũ thường xuyên lợi dụng việc thăm con rất hay gọi điện vào bất kể giờ giấc nào, nhiều lần đến nhà riêng của tôi ở đến vài ngày không về, vì lấy lý do đến chơi với con, thậm chí có nhiều lần đón con từ lớp học mầm non đi chơi mà không cho tôi biết, làm tôi thấy bất an và bản thân con tôi cũng bị ảnh hưởng không tốt vì cha cháu thường có những lời lẽ, hành động lôi kéo cháu về phía mình, vậy tôi phải làm sao ? Xin hỏi tôi có quyền cấm anh ấy đến nhà tôi thăm nom con không?

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, chồng lợi dụng việc thăm con gây ảnh hưởng đến vợ cũ phải làm sao ?

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy, theo như bạn nói, chồng bạn có dấu hiệu lợi dụng việc thăm con để gây cản trở, ảnh hưởng tới việc nuôi dạy, chăm sóc con của người trực tiếp nuôi con là bạn. Trong tình huống này, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng.

Thứ 2, có được quyền cấm cản chồng thăm nom con không ?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, trong trường hợp của bạn  con chưa thành niên, đây là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Đồng thời tại Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”, do vậy bạn không thể cấm thăm nom con được mà chỉ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng cũ.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ

XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!