Lừa đảo qua điện thoại: Thủ đoạn cũ, nhiều người vẫn mất bạc tỷ

Thời gian gần đây nhiều trường hợp bị lừa đảo hàng tỉ đồng qua điện thoại đã đến trình báo cơ quan công an, mới đây nhất, ngày 26.8 một người đàn ông ở quận Ba Đình (Hà Nội) bị lừa 1,6 tỷ đồng sau khi…nghe điện thoại. Đề nghị, PV dẫn lại 3 vụ việc người dân bị lừa đảo sau khi nghe điện thoại. Lấy ý kiến của Công an Hà Nội về sự vào cuộc trấn áp loại tội phạm này và khuyến cáo người dân lưu ý những gì khi có cuộc điện thoại lạ. Ý kiến của luật sư phân tích thủ đoạn của loại tội phạm này.

Ý kiến của Luật sư phân tích thủ đoạn của tội phạm lừa đảo qua điện thoại và chế tài ngăn chặn, xử lý như thế nào ?

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – phó giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Hiện nay, các thủ đoạn giả danh các cơ quan pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Toà án…) gọi điện thoại đe dọa, lừa đảo, yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản để chiếm đoạt đã khá nhiều, với nhiều thủ đoạn rất tinh vi, “xảo quyệt”. Mặc dù, đây, không phải là hình thức phạm tội mới và cũng đã được các cơ quan chức năng, báo chí và dư luận xã hội cảnh báo rất nhiều nhưng vẫn có nhiều người vì “nhẹ dạ cả tin” hoặc vì quá hoang mang, lo sợ nên đã “sập bẫy”, bị mất số tiền từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng.

Các hành vi của các đối tượng này đã có dấu hiệu của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 174 Bộ luật hình sự) hoặc “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” (Điều 290 Bộ luật hình sự), với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Ý kiến của Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng- Phó Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư TP Hà Nội) được đăng tải trên Báo Đại Đoàn Kết

Theo quy định của pháp luật thì các cơ quan pháp luật không được phép làm viêc qua điện thoại, yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản cá nhân như vậy. Khi cần xác minh, điều tra làm rõ các vụ việc/vụ án, các hành vi vi phạm tội hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác thì các cơ quan có thẩm quyền phải có giấy mời hoặc giấy triệu tập công dân đến làm việc tại trụ sở cơ quan. Việc yêu cầu người dân nộp tiền phạt, hoặc khắc phục hậu quả hành vi vi phạm pháp luật phải được thể hiện bằng văn bản (dựa trên kết quả điều tra xác minh về vụ việc trong đó, có việc làm việc trực tiếp với các cá nhân có liên quan), và phải được nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra, kho bạc hoặc cơ quan thi hành án, không thể có việc nộp tiền vào tài khoản cá nhân hay bất kỳ tài sản nào khác.

Do đó, để phòng tránh việc bị lừa đảo thì người dân cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, không tin và thực hiện theo yêu cầu của các đối tượng, không cung cấp các thông tin cá nhân và thông tin về tài khoản của mình cho các đối tượng lạ; Không chuyển tiền cho bất cứ ai, theo bất cứ yêu cầu nào khi không có căn cứ cụ thể, rõ ràng bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết; cũng như kịp thời trình báo sự việc bất thường với các cơ quan Công an, để kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi lừa đảo nêu trên, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo đúng quy định của pháp luật.  

Đồng thời, các Cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông, báo chí cũng cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hiểu biết cho người dân, giúp người dân có những kiến thức cần thiết, để có thể tự bảo vệ mình, không trở thành nạn nhân của các thủ đoạn lừa đảo. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng phải tăng cường hơn nữa công tác điều tra, xác minh và xử lý nghiêm minh các hành vi lừa đảo này, để kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nạn nhân, cũng như nâng cao tính răn đe, phòng ngừa vi phạm.

»BÁO CHÍ ĐĂNG TIN:

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư TP Hà Nội) được đăng tải trên Báo Đại Đoàn Kết (Cơ quan ngôn luận của Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam): http://daidoanket.vn/lua-dao-qua-dien-thoai-thu-doan-cu-nhieu-nguoi-van-mat-bac-ty-5664916.html

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc, Công Ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật Sư TP Hà Nội) được đăng tải trên Báo điện tử VOV – Đài Tiếng nói Việt Nam: https://vov.vn/phap-luat/tu-van-luat/giua-thu-do-nhieu-nguoi-van-bi-lua-tien-ty-qua-dien-thoai-890193.vov

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!