Luật sư nói về việc chính quyền phá cửa cưỡng chế người phụ nữ đi xét nghiệm Covid-19
Luật sư nói về việc chính quyền phá cửa cưỡng chế người phụ nữ đi xét nghiệm Covid-19

Luật sư nói về việc chính quyền phá cửa cưỡng chế người phụ nữ đi xét nghiệm Covid-19

Vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện clip việc lực lượng chức năng phá cửa cưỡng chế người dân đi xét nghiệm Covid-19, sự việc xảy ra tại chung cư Ehome 4, thuộc phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Đã có nhiều ý kiến trái chiều và tranh luận liên quan đến vấn đề này, Luật sư Hãng Luật TGS sẽ đưa ra một số ý kiến để giải đáp các câu hỏi mà có lẽ quý độc giả cũng đang quan tâm và có cùng thắc mắc.

Câu 1. Việc cưỡng chế người dân xét nghiệm Covid-19 (phá khóa, tự động vào nơi cư trú…) có vi phạm pháp luật không, Thưa Luật sư? Nếu có thì ai là người chịu trách nhiệm và trách nhiệm ở đây như thế nào?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.” (Điều 20), và “2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý; 3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.” (Điều 22). Do đó, việc bắt, giữ người, áp giải, dẫn giải, hoặc khám xét, hoặc các biện pháp cưỡng chế khác có ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và về chỗ ở của công dân chỉ được thực hiện trong các trường hợp, và theo đúng các căn cứ, trình tự và thủ tục mà pháp luật có quy định.

Theo quy định tại Điều 122 và Điều 124 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì trong trường hợp “cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”, thì có thể áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Nếu người bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì sẽ bị áp giải theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Điều 129 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng quy định về biện pháp khám xét nơi ở của công dân, khi có căn cứ cho rằng nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Mặc dù, việc từ chối xét nghiệm Covid – 19 khi đã có yêu cầu của các cơ quan, người có thẩm quyền là vi phạm quy định của pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch bệnh, có thể gây nguy hiểm, làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Tuy nhiên, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp quy hiện hành không có quy định về việc cho phép áp dụng biện pháp cưỡng chế, để buộc người dân phải thực hiện việc xét nghiệm bệnh dịch.

Vì vậy, nếu người dân không chấp hành yêu cầu xét nghiệm Covid-19 thì các cơ quan, người có thẩm quyền chỉ có thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính mà không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế, bắt buộc phải thực hiện việc xét nghiệm. Do đó, hành vi cưỡng chế người dân xét nghiệm Covid-19 (phá khóa, tự vào nơi ở, để cưỡng chế, ép buộc người dân thực hiện xét nghiệm…) là trái với các quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân.

Nội dung vụ việc, sai phạm và trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân có liên quan như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào kết quả điều tra, xác minh của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những hành vi phá khóa, vào nơi ở và cưỡng chế người dân đi xét nghiệm này đã có có dấu hiệu của “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (Điều 157) và “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác” (Điều 158) của Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017. Ngoài ra, nếu những người có vi phạm là Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thì còn có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng, Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức.

Câu 2. Người phụ nữ khi được yêu cầu xét nghiệm nhưng lại không ra ngoài xét nghiệm thì có thể bị xử lý như thế nào?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Xét nghiệm trong cộng đồng là một trong các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là biện pháp hết sức cần thiết để phòng, chống dịch bệnh, giúp các cơ quan chức năng có thể kịp thời phát hiện, cách ly, điều trị cho những người bị bệnh, cũng như kịp thời khoanh vùng, truy vết, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.  Do đó, người dân đã nhận được thông báo, yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền mà từ chối, không thực hiện việc xét nghiệm là hành vi trái pháp luật, có thể bị phạt theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về hành vi “không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm”, với mức phạt tiền  từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Trường hợp trốn tránh, không thực hiện việc xét nghiệm theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền mà làm lây lan dịch bệnh Covid – 19 cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội này cũng có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Câu 3. Theo Luật sư, để đảm bảo việc xét nghiệm truy vết trước tình hình dịch bệnh hiện nay, cần có sự phối hợp của cơ quan chức năng là người dân như thế nào?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Việc xét nghiệm trong cộng đồng là biện pháp hết sức cần thiết và đã mang lại những hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để người dân hiểu và hợp tác, chấp hành việc xét nghiệm. Trong trường hợp, người dân do lo sợ lây nhiễm chéo, không muốn đến các điểm lấy mẫu xét nghiệm tập chung thì các cơ quan chức năng có thể tiến hành lấy mẫu tại nhà, hoặc cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm có sự giám sát phù hợp. Đối với những trường hợp ngoan cố, quyết liệt chống đối, không hợp tác thì cần tiến hành xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cũng có thể nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để tăng cao các chế tài xử lý vi phạm, cũng như áp dụng các quy định hạn chế đi lại, tiếp xúc, hoặc tham gia các hoạt động, thực hiện các công việc nhất định đối với những người từ chối xét nghiệm mà không có lý do chính đáng, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Luật Việt Nam đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – PGĐ Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội): https://luatvietnam.vn/luat-su-tu-van/co-duoc-cuong-che-nguoi-dan-di-xet-nghiem-covid-19-khong-141704-faqs.html


call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!