Ngân hàng cấp thông tin người nộp thuế - thế giới làm đã lâu, dân ta còn nhiều nỗi lo?
Ngân hàng cấp thông tin người nộp thuế - thế giới làm đã lâu, dân ta còn nhiều nỗi lo?

Ngân hàng cấp thông tin người nộp thuế – thế giới làm đã lâu, dân ta còn nhiều nỗi lo?

Sau khi có thông tin về việc Nghị định 126/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, quy định cho tiết một số điều của Luật quản lý thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 05/12 tới đây, có nhiều ý kiến trái chiều của người dân xoay quanh quy định về việc các Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin tín dụng của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Ngân hàng cấp thông tin người nộp thuế - thế giới làm đã lâu, dân ta còn nhiều nỗi lo?

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:

“2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:

a) Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

b) Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo điểm a khoản này được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Phương thức cung cấp thông tin được thực hiện dưới hình thức điện tử.

c) Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế để phục vụ cho mục đích thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

d) Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan.”

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Công ty Luật TNHH TGS thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, quy định mới là một quy định mới đối với nước ta những cũng đã phổ biến trên nhiều nước trên thế giới. Ngân hàng phối hợp với các cơ quan khác, đặc biệt là cơ quan thuế nhằm kiểm soát chặt chẽ dòng tiền lưu thông trên phạm vi cả nước, không chỉ là giá trị lưu thông trong hệ thống tín dụng mà kiểm soát một phần đáng kể lượng tiền mặt hay dòng tiền chuyển ra nước ngoài. Nếu thực hiện tốt, việc này có thể mang lại rất nhiều lợi ích như hạn chế bỏ lọt các đối tượng phải chịu thuế, đặc biệt là những cá nhân, tổ chức kinh doanh trên mạng Internet hay người có thu nhập từ các phương thức thương mại điện tử khác (thu nhập từ Google, Facebook, Youtube,…). Việc Ngân hàng nắm bắt và cung cấp thông tin người dùng cho cơ quan thuế còn có hiệu quả ngăn chặn một phần tình trạng tham nhũng, hay rửa tiền có thể xảy ra, khi có sự biến động số tiền quá lớn mà không có mục đích rõ ràng.

1. Người dân lo ngại những điều gì ?

Theo những lời đánh giá, góp ý tại một số trang báo điện tử và trong dư luận xã hội, có nhiều ý kiến trái chiều của người dân, có người ủng hộ. nhưng lại có nhiều người phản đối. Tựu chung lại, người dân lo lắng về một số vấn đề chính đó là việc bảo mật thông tin tín dụng của người nộp thuế; bị truy thu thuế các khoản không hợp lý do tài khoản có biến động số dự lớn hoặc bị xác định là đối tượng phải chịu thuế do có sự biến động dòng tiền liên tục; hay người dân sẽ chuyển qua giao dịch bằng tiền mặt dẫn đến sự khủng hoảng, mất cân bằng trong nền kinh tế,…

Luật sư Hùng cho rằng, những lo ngại của người dân là hoàn toàn có cơ sở, đặc biệt khi đây là một quy định mới, có tính chất là bước ngoặt và gây ra nhiều ảnh hưởng trong xã hội. Hơn nữa, quy định này mới chỉ là 1 điều khoản trong một Nghị định, chưa có sự hướng dẫn rõ ràng trong khâu thực hiện do đó tiềm ẩn nguy cơ gây ra vướng mắc khác trong quá thực hiện.

Chẳng hạn như việc người dân lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin, mặc dù tại điểm d Khoản 2 Điều 30 cũng quy định rõ về việc cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của thông tin. Tuy nhiên, thông tin càng nhiều người nắm bắt thì nguy cơ bị rò rỉ là càng lớn, trong khi thông tin tín dụng là một thông tin vô cùng nhạy cảm, dễ dàng bị nhiều đối tượng lợi dụng để chuộc lợi, gây phiền hà thậm chí là mất mát tài sản cho người dân.

Ngoài ra về các lo ngại như việc số tiền họ nhận được qua chuyển khoản Ngân hàng không phải là thu nhập thì sẽ bị đánh thuế hay việc mất cân bằng nền kinh tế do tiền mặt được ưu tiên sử dụng thì cũng không phải là những vấn đề phải lo lắng, bởi lẽ việc quản lý dòng tiền này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải nộp thuế cho toàn bộ biến động số dư mà con số đó chỉ mang tính chất nhận biết để điều tra sau này và không phải tất cả mọi thông tin khách hàng Ngân hàng dều phải chuyển cho cơ quan thuế. Còn việc sử dụng tiền mặt cũng được quản lý chặt chẽ, lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường cũng đã được tính toán, kiểm soát bởi các cơ quan có thẩm quyền nên khó có trường hợp mất cân bằng xảy ra.

2. Quy định này đã thực sự hợp lý và cần thiết ?

Luật sư Hùng nhận định, việc quản lý dòng tiền cần phải được đẩy mạnh, không chỉ là quy định được đề cập ở đây mà còn phải nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng, chống rửa tiền,… khi mà các tình trạng trốn thuế, tham nhũng rửa tiền, tín dụng đen ở nước ta đang diễn ra rất nhiều, gây tổn thất, thất thoát tài sản, mất cân bằng trong xã hội.

Ngoài ra, khi quy định này được ban hành, cũng có sự mâu thuẫn với một số quy định trong Luật các tổ chức tín dụng, khi mà Luật các tổ chức tín dụng quy định nghĩa vụ bảo mật thông tin của khách hàng là một trong những nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức tín dụng. Cần phải có sự thay đổi để thống nhất quy định mới này với các quy định cũ khác, tránh cho việc các Ngân hàng bị lúng túng không biết phải thực hiện theo quy định nào. Nên thay đổi luật cũ và phát triển, hướng dẫn cụ thể cho quy định mới này thì sẽ hạn chế được nhiều vấn đề như đã nêu ở trên.

Đồng thời cũng phải chú ý đến việc thực hiện quy định trên thực tế, Ngân hàng, cơ quan thuế cần phải nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng tương tự như  Luật phòng chống rửa tiền năm 2012, chỉ là quy định trên giấy, không có giá trị trên thực tế.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!